Tuesday, March 22, 2016

Cuộc đua kì thú - Thăm cựu chiến binh hướng đến kỉ niệm 41 năm ngày giải phóng tỉnh T.T.Huế của LCH Khoa Lich Sử

Để tiếp nối thành công của "Cuộc đua kỳ thú - kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 năm 2015". LCH Khoa Lịch Sử ĐHSP Huế tiếp tục tổ chức cuộc đua kì thú nhân kỉ niệm 41 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2016) vào ngày chủ nhật 20/3/2016 nhằm ôn lại những kiến thức lịch sử của giải phóng Thừa Thiên Huế nói riêng và trong không khí hướng đến giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, non sông thu về một mối nói chung, lật lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta mặt khác giao lưu, đoàn kết giữa các chi hội, thăm và học hỏi kiến thức thông qua nhân chứng lịch sử có mặt trong ngày giải phóng Thừa Thiên Huế, với tinh thần “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới), tri ân những cựu chiến binh đã chiến đấu không ngại gian khổ để chúng ta có được cuộc sống bình yên như ngày nay.
Một số hình ảnh về cuộc đua kì thú và thăm hỏi cựu chiến binh:
Khai mạc cuộc đua một cách nghiêm trang trong không khí mô phỏng của một chiến dịch sắp xảy ra, kiểm tra quân số, đạn dược, thuốc men, nước uống... quán triệt một số điều, phổ biến quy định và luật chơi.
Thử thách đầu tiên là bán báo, báo cũng là một mặt trận đấu tranh để giác ngộ ý thức, tuyên truyền chính sách của Đảng ta đến đông đảo nhân dân.
Thử thách tiếp theo là trò chơi xâu chỉ qua gạo nằm trong khung hành quân có ý nghĩa giáo dục cho sinh viên quý trọng từng hạt gạo làm ra, của hậu phương Miền Bắc gửi vào miền Nam, của dân địa phương gửi cho bộ đội, 26 hạt gạo và 3 hạt đậu xanh đó là hướng đến ngày 26-3, trong chiến đấu có quyền mơ ước về ngày mai tươi sáng, ngày quê hương giải phóng.
Thử thách thứ ba là vận động năm người hát cùng đội chơi bài hát : "Hát cho dân tôi nghe", bài hát này ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những đêm không ngủ, mục đích để lôi kéo lực lượng về phía ta.
Thử thách kế cận là vượt bãi mìn nằm trong khung chiến đấu, giai đoạn cam go của chiến dịch, đội chơi phải khéo léo di chuyển, đòi hỏi tính kỉ luật, tập thể và đùm bọc nhau
Trạm tiếp theo là đi tìm cặp số có tổng bằng kết quả của chiến dịch Quảng Trị - Huế, giai đoạn gặt hái và thu lượm kết quả của đội quân kèm theo vào đó là giải ô chữ và từ khóa để tìm địa điểm về đích, những kiến thức trong ô chữ đã giúp các bạn phần nào ôn lại những kiến thức lịch sử về giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và hòa trong không khí của ngày giải phóng Miền Nam, phong trào của học sinh, sinh viên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tất cả đều được tái hiện lại.
Về đích đội chơi khi đã cắm cờ tại trạm địa điểm Phu Văn Lâu thì đội chơi đó đã giải phóng Huế và hoàn thành chiến dịch.

Tổng kết, rút kinh nghiệm, phát biểu cảm nghĩ, trao giải và chụp ảnh lưu niệm

Buổi chiều một số bạn sinh viên đến thăm cựu chiến binh , AHLLLVT Hoàng Văn Sum (Hoàng Thức Bảo) được bác nói chuyện, hồi ký xúc động về Tổng tiến công nổi dậy tết Mậu thân 1968 tại Huế, kiến thức về ngày giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, càng cảm động và quý hơn khi được bác tặng sách do chính tay viết.

Đến thăm cựu chiến binh Hoàng Thị Nở, 1 trong 3 cô gái sống tại Huế của tiểu đội 11 cô gái Sông Hương, được bà kể về quá trình ra đời, phát triển của tiểu đội, chiến đấu anh sũng của những cô gái đôi mươi, cùng với bà làm vệ sinh và dâng hương tại Bia tưởng niệm 11 cô gái Sông Hương.
Đó là những gì tất cả đọng lại trong mỗi tâm thức của chúng ta, chắc chắn đó sẽ là những kỉ niệm không bao giờ quên, các bạn sẽ hiểu nhau hơn, tập thể đoàn kết hơn, các bạn sẽ học được nhiều hơn, kỹ năng hình thành trên nền tảng hoạt động của các bạn.
Lời cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến HSV Trường ĐHSP Huế, BCN Khoa Lịch Sử, LCĐ Khoa Lịch Sử, Hội cựu chiến binh thành phố Huế tạo điều kiện cho LCH Khoa Lịch Sử ĐHSP Huế, gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Hoàng Đức, bác Hoàng Văn Sum, bà Hoàng Thị Nở đã tận tình giúp đỡ, truyền lại cho thế hệ trẻ như chúng cháu được biết về lịch sử vẻ vang của cha ông ta, và hơn hết là sự hưởng ứng của các cá nhân, tập thể, đã cùng chung tay, góp sức, tạo động lực để xây dựng chương trình ý nghĩa này và những lần về sau.
                                                   Lê Văn Viện - Sử 3C


No comments:

Post a Comment