- Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản
Các cuộc Cách mạng tư sản có tần suất
ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của lịch sử thế giới. Trước hết, nó xác
lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi
thế giới, mở ra một thời đại mới của lịch sử loài người – thời cận đại.
Sự thắng lợi đó mang lại cho giai cấp tư sản những bước đi vững chắc trong việc thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển. Muốn tồn tại và phát triển thì giai cấp tư sản phải “luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất” [1]. Do vậy, ngay sau khi nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản buộc phải tiến hành cuộc các mạng công nghiệp mà khởi đầu là nước Anh, sau đó lan rộng ra toàn bộ Âu – Mỹ. Điều này dẫn đến những thay đổi quan trọng về kĩ thuật và xã hội.
Sự thắng lợi đó mang lại cho giai cấp tư sản những bước đi vững chắc trong việc thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển. Muốn tồn tại và phát triển thì giai cấp tư sản phải “luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất” [1]. Do vậy, ngay sau khi nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản buộc phải tiến hành cuộc các mạng công nghiệp mà khởi đầu là nước Anh, sau đó lan rộng ra toàn bộ Âu – Mỹ. Điều này dẫn đến những thay đổi quan trọng về kĩ thuật và xã hội.
Về mặt kĩ thuật, đó sự phát minh,
sáng chế ra máy móc trong công nghiệp, như: máy dệt vào những năm 80 của thế kỷ
XVIII, máy hơi nước được sáng chế vào năm 1784, các nhà máy sử dụng máy hơi
nước được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ XVIII, tàu chạy bằng hơi nước
vào năm 1814… Những phát minh, sáng chế đã đưa sản xuất từ công trường thủ công
chuyển sang máy móc trong các công xưởng.
Về mặt xã hội, đã hình thành hai
giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa – giai cấp tư sản công nghiệp và
giai cấp vô sản.
Ngoài điều vừa trình bày ở trên, mỗi
cuộc cách mạng đều giữ vị trí và ý nghĩa nhất định đến sự phát triển của nước
mình và thế giới.
Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Nederland vào thế kỷ XVI là cuộc Cách mạng tư
sản đầu tiên trên thế giới. Nó đã lật đổ ách thống trị của vương triều phong
kiến Tây Ban Nha, khai sinh ra nhà nước tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân
loại. Nó đã quét sạch những vật cản của chế độ phong kiến chuyên chế phản động
Tây Ban Nha, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hà Lan trở thành cường quốc hàng đầu về thương mại
và thuộc địa của châu Âu và thế giới lúc bấy giờ. Sự thắng lợi của Cách mạng tư
sản Hà Lan đánh dấu sự khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới: thời đại các cuộc Cách mạng tư sản và suy
vong của chế độ phong kiến.
Cuộc Cách mạng tư sản Anh vào thế kỷ
XVII đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời cùng với nền thống trị của
quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh, xác lập chế độ xã hội mới tiến bộ hơn – tư
bản chủ nghĩa, mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cách mạng tư sản Anh không chỉ có ý
nghĩa đối với nước Anh mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới châu Âu nói riêng và
thế giới nói chung. Marx đã nhận xét rằng cuộc Cách mạng Anh thế kỷ XVII và
Cách mạng Pháp 1789 như sau: “Các cuộc
cách mạng 1648 và 1789 không phải là những cuộc cách mạng Anh và Pháp; đó là
những cuộc cách mạng theo phong cách châu Âu. Chúng không phải là thắng lợi của
một giai cấp nhất định của xã hội đối với chế độ chính trị cũ; mà chúng là sự
tuyên bố một chế độ chính trị cho xã hội mới ở châu Âu. Trong các cuộc cách
mạng đó, giai cấp tư sản đã thắng lợi; nhưng lúc bấy giờ, thắng lợi của giai
cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của một chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế
độ sở hữu tư sản đối với chế độ sở hữu phong kiến, của tính dân tộc đối với
tính địa phương, của tính cạnh tranh đối với chế độ phường hội, của việc phân
nhỏ sở hữu đối với chế độ con trưởng, của sự thống trị của kẻ sở hữu ruộng đất
đối với sự thống trị mà ruộng đất đã đem lại cho kẻ sở hữu, của sự khai sáng
đối với sự mê tín, của gia đình đối với tên của dòng họ, của sự tháo vát đối
với sự lười biếng anh hùng, của pháp quyền tư sản đối với những đặc quyền thời
trung cổ” [2].
Sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tư
sản mang tầm vóc châu Âu này đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
mẽ ở Anh, tạo điều kiện cho nước Anh giành bá quyền thế giới về công thương
nghiệp và thuộc địa. Gần một thế kỷ sau, trên đất nước Anh lại diễn ra cuộc
cách mạng công nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nước Anh và thế giới. Nền dân chủ tư
sản mà cách mạng Anh mang lại đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới châu Âu và Bắc Mỹ, góp
phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống áp bức của nhiều dân tộc.
Tuy nhiên, do lực lượng lãnh đạo
cách mạng là liên minh giai cấp tư sản – quý tộc mới, cho nên cuộc Cách mạng tư
sản Anh còn nhiều hạn chế (như không xóa bỏ triệt để thế lực phong kiến, không
giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nghèo).
Trải qua hơn 8 năm chiến đấu của
nhân dân (1775 - 1783), cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ đã giành được thắng lợi. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn.
Kết quả lớn nhất là xóa bỏ nền thống trị của thực dân Anh, giành độc lập hoàn
toàn cho các bang, khai sinh ra quốc gia dân tộc tư sản đầu tiên ở châu Mỹ.
Tuy
về hình thức, đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhưng về bản
chất lại là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ nhất của nước Mỹ. Bởi lẽ, cuộc chiến
tranh không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nó còn giải quyết
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản: thủ tiêu
nền thống trị của giai cấp quý tộc địa chủ Anh, xóa bỏ sự tồn tại của những
hình thức bóc lột tiền phong kiến và những yếu tố phong kiến trong nông nghiệp,
mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Theo K. Marx, “Cuộc chiến giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ là tiếng chuông cảnh tỉnh
đối với giai cấp tư sản châu Âu, trước hết đã góp phần thúc đẩy cuộc Cách mạng
tư sản Pháp bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII” [3].
Đồng thời, nó còn cổ vũ nhân dân sinh sống ở khu vực Mỹ latinh - đang rên xiết
dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đứng lên đấu tranh
giành độc lập.
Cách mạng Pháp 1789 mà đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ cách mạng
Jacobin đã thực hiện khá triệt để các nhiệm vụ của một cuộc Cách mạng tư sản và
dân chủ. Cuộc cách mạng vĩ đại này đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến
cùng với mọi quan hệ và lề thói thối nát của nó đã từng ngự trị ở Pháp nhiều
thế kỷ. Đồng thời nó còn tuyên bố một chế độ
chính trị của xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới cùng với các quyền tự
do dân chủ. Người nông dân được giải phóng khỏi các nghĩa vụ phong kiến và thuế
một phần mười (thuế thập phân) của Nhà thờ, vấn đề ruộng đất được giải quyết
tương đối thỏa đáng, tạo cơ sở cho sự hình thành một tầng lớp nông dân tiểu tư
hữu đông đảo.
Cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp
như hàng rào thuế quan, các phường hội phong kiến, mọi hạn chế của vương quyền
đều bị bãi bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành, mở đường cho nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển mạnh mẽ. Những tập quán riêng của các
tỉnh, những đặc quyền địa phương cũng bị xóa bỏ góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành dân tộc Pháp, một quốc gia dân tộc hiện đại đã xuất hiện trên
bản đồ chính trị châu Âu.
Cách mạng 1789 về cơ bản đã quét
sạch rác rưởi của chế độ phong kiến ở Pháp và ảnh hưởng của nó cũng góp phần
làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp mở
ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại thắng lợi và củng cố của
chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mỹ.
Giai cấp tư sản Pháp đã lãnh đạo cách
mạng thành công, song cách mạng thắng lợi lại nhờ một phần rất quan trọng bởi
sự tham gia tích cực, với tinh thần dũng cảm, kiên cường của đông đảo quần
chúng nhân dân. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò nòng cốt
trong việc tao ra các biến cố lịch sử (14-7-1789, 10-8-1792, 31-5 và 2-6-1793).
Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, cách mạng đã phát triển đi lên đỉnh cao
nhất của nó – nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobin (từ 2-6-1793 đến
27-7-1794).
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới, suốt thế kỷ XIX. Thông
qua các hành động chống lại trật tự thế giới mới, Cách mạng Pháp đã thức tỉnh
những lực lượng dân chủ và tiến bộ khắp các châu lục dũng cảm đứng dậy chống
lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống lại ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Chính vì vậy, đây là một cuộc cách mạng có ảnh hưởng sâu rộng, có ý nghĩa quốc
tế lớn lao. Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã được V.I. Lenin gọi là cuộc “Đại cách mạng”.
Quá trình thống nhất Đức là một sự
kiện lịch sử tiến bộ, vì nó mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Đức, đưa Đức lên hàng các quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần làm thay
đổi cán cân lực lượng ở châu Âu và thế giới trong những năm cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, con đường thống nhất “từ trên xuống” bằng các cuộc chiến tranh là phản dân chủ, phản
cách mạng. Kể từ sau năm 1871, nước Đức tư sản – Iunker luôn luôn là một thành
trì phản động, một nguồn gốc quan trọng nhất của chủ nghĩa quân phiệt xâm lược
hiếu chiến, một lò lửa của các cuộc chiến tranh thế giới sau này.
Cuộc Nội chiến 1861 - 1865 là cuộc
cách mạng giải phóng xã hội tiếp theo cuộc chiến tranh giành độc lập. Về bản
chất, nó là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ. Giai cấp tư
sản công nghiệp miền Bắc đã biết dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng
nhân dân để tiêu diệt chế độ nô lệ miền Nam, dọn đường cho công nghiệp tư bản
chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn; đồng thời còn đảm bảo cho sự thắng lợi của
con đường phát triển kiểu Mỹ trong nông nghiệp. Nhờ vậy, khoảng 30 năm sau cuộc
Nội chiến, nước Mỹ đã vượt các nước châu Âu, vươn lên đứng đầu thế giới về công
nghiệp.
Cuộc Minh Trị Duy tân là một mốc lớn
trong lịch sử Nhật Bản. Nó có tính chất, ý nghĩa của một cuộc Cách mạng tư sản,
bởi vì xóa bỏ những cản trở của chế độ phong kiến để xác lập chế độ tư bản chủ
nghĩa làm cho Nhật thoát khỏi vòng nô dịch của tư bản nước ngoài, rồi chuyển
lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa to lớn,
vì nó kết thúc nền thống trị hàng nghìn năm của chế độ quân chủ phong kiến, làm
cho tư tưởng dân chủ cách mạng thấm sâu vào nhân dân Trung Quốc. Tư tưởng Trung
Sơn và Cách mạng Tân Hợi cũng có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước châu Á.
- Ảnh hưởng Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư
sản
Các cuộc Cách mạng tư sản có tần suất
ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của lịch sử thế giới. Trước hết, nó xác
lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi
thế giới, mở ra một thời đại mới của lịch sử loài người – thời cận đại. Sự
thắng lợi đó mang lại cho giai cấp tư sản những bước đi vững chắc trong việc
thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển. Muốn tồn tại và phát triển thì giai cấp
tư sản phải “luôn luôn cách mạng hóa công
cụ sản xuất” [4]. Do vậy, ngay sau khi nắm quyền lực
trong bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản buộc phải tiến hành cuộc các mạng công
nghiệp mà khởi đầu là nước Anh, sau đó lan rộng ra toàn bộ Âu – Mỹ. Điều này dẫn đến những thay đổi quan trọng về
kĩ thuật và xã hội.
Về mặt kĩ thuật, đó sự phát minh,
sáng chế ra máy móc trong công nghiệp, như: máy dệt vào những năm 80 của thế kỷ
XVIII, máy hơi nước được sáng chế vào năm 1784, các nhà máy sử dụng máy hơi
nước được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ XVIII, tàu chạy bằng hơi nước
vào năm 1814… Những phát minh, sáng chế đã đưa sản xuất từ công trường thủ công
chuyển sang máy móc trong các công xưởng.
Về mặt xã hội, đã hình thành hai
giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa – giai cấp tư sản công nghiệp và
giai cấp vô sản.
Ngoài điều vừa trình bày ở trên, mỗi
cuộc cách mạng đều giữ vị trí và ý nghĩa nhất định đến sự phát triển của nước
mình và thế giới.
Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Nederland vào thế kỷ XVI là cuộc Cách mạng tư
sản đầu tiên trên thế giới. Nó đã lật đổ ách thống trị của vương triều phong
kiến Tây Ban Nha, khai sinh ra nhà nước tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân
loại. Nó đã quét sạch những vật cản của chế độ phong kiến chuyên chế phản động
Tây Ban Nha, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hà Lan trở thành cường quốc hàng đầu về thương mại
và thuộc địa của châu Âu và thế giới lúc bấy giờ. Sự thắng lợi của Cách mạng tư
sản Hà Lan đánh dấu sự khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới: thời đại các cuộc Cách mạng tư sản và suy
vong của chế độ phong kiến.
Cuộc Cách mạng tư sản Anh vào thế kỷ
XVII đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời cùng với nền thống trị của
quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh, xác lập chế độ xã hội mới tiến bộ hơn – tư
bản chủ nghĩa, mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cách mạng tư sản Anh không chỉ có ý
nghĩa đối với nước Anh mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới châu Âu nói riêng và
thế giới nói chung. Marx đã nhận xét rằng cuộc Cách mạng Anh thế kỷ XVII và
Cách mạng Pháp 1789 như sau: “Các cuộc
cách mạng 1648 và 1789 không phải là những cuộc cách mạng Anh và Pháp; đó là
những cuộc cách mạng theo phong cách châu Âu. Chúng không phải là thắng lợi của
một giai cấp nhất định của xã hội đối với chế độ chính trị cũ; mà chúng là sự
tuyên bố một chế độ chính trị cho xã hội mới ở châu Âu. Trong các cuộc cách
mạng đó, giai cấp tư sản đã thắng lợi; nhưng lúc bấy giờ, thắng lợi của giai
cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của một chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế
độ sở hữu tư sản đối với chế độ sở hữu phong kiến, của tính dân tộc đối với
tính địa phương, của tính cạnh tranh đối với chế độ phường hội, của việc phân
nhỏ sở hữu đối với chế độ con trưởng, của sự thống trị của kẻ sở hữu ruộng đất
đối với sự thống trị mà ruộng đất đã đem lại cho kẻ sở hữu, của sự khai sáng
đối với sự mê tín, của gia đình đối với tên của dòng họ, của sự tháo vát đối
với sự lười biếng anh hùng, của pháp quyền tư sản đối với những đặc quyền thời
trung cổ” [5].
Sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tư
sản mang tầm vóc châu Âu này đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
mẽ ở Anh, tạo điều kiện cho nước Anh giành bá quyền thế giới về công thương
nghiệp và thuộc địa. Gần một thế kỷ sau, trên đất nước Anh lại diễn ra cuộc
cách mạng công nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nước Anh và thế giới. Nền dân chủ tư
sản mà cách mạng Anh mang lại đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới châu Âu và Bắc Mỹ, góp
phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống áp bức của nhiều dân tộc.
Tuy nhiên, do lực lượng lãnh đạo
cách mạng là liên minh giai cấp tư sản – quý tộc mới, cho nên cuộc Cách mạng tư
sản Anh còn nhiều hạn chế (như không xóa bỏ triệt để thế lực phong kiến, không
giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nghèo).
Trải qua hơn 8 năm chiến đấu của
nhân dân (1775 - 1783), cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ đã giành được thắng lợi. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn.
Kết quả lớn nhất là xóa bỏ nền thống trị của thực dân Anh, giành độc lập hoàn
toàn cho các bang, khai sinh ra quốc gia dân tộc tư sản đầu tiên ở châu Mỹ.
Tuy
về hình thức, đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhưng về bản
chất lại là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ nhất của nước Mỹ. Bởi lẽ, cuộc chiến
tranh không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nó còn giải quyết
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản: thủ tiêu
nền thống trị của giai cấp quý tộc địa chủ Anh, xóa bỏ sự tồn tại của những
hình thức bóc lột tiền phong kiến và những yếu tố phong kiến trong nông nghiệp,
mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Theo K. Marx, “Cuộc chiến giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ là tiếng chuông cảnh tỉnh
đối với giai cấp tư sản châu Âu, trước hết đã góp phần thúc đẩy cuộc Cách mạng
tư sản Pháp bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII” [6].
Đồng thời, nó còn cổ vũ nhân dân sinh sống ở khu vực Mỹ latinh - đang rên xiết
dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đứng lên đấu tranh
giành độc lập.
Cách mạng Pháp 1789 mà đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ cách mạng
Jacobin đã thực hiện khá triệt để các nhiệm vụ của một cuộc Cách mạng tư sản và
dân chủ. Cuộc cách mạng vĩ đại này đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến
cùng với mọi quan hệ và lề thói thối nát của nó đã từng ngự trị ở Pháp nhiều
thế kỷ. Đồng thời nó còn tuyên bố một chế độ
chính trị của xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới cùng với các quyền tự
do dân chủ. Người nông dân được giải phóng khỏi các nghĩa vụ phong kiến và thuế
một phần mười (thuế thập phân) của Nhà thờ, vấn đề ruộng đất được giải quyết
tương đối thỏa đáng, tạo cơ sở cho sự hình thành một tầng lớp nông dân tiểu tư
hữu đông đảo.
Cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp
như hàng rào thuế quan, các phường hội phong kiến, mọi hạn chế của vương quyền
đều bị bãi bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành, mở đường cho nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển mạnh mẽ. Những tập quán riêng của các
tỉnh, những đặc quyền địa phương cũng bị xóa bỏ góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành dân tộc Pháp, một quốc gia dân tộc hiện đại đã xuất hiện trên
bản đồ chính trị châu Âu.
Cách mạng 1789 về cơ bản đã quét
sạch rác rưởi của chế độ phong kiến ở Pháp và ảnh hưởng của nó cũng góp phần
làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp mở
ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại thắng lợi và củng cố của
chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mỹ.
Giai cấp tư sản Pháp đã lãnh đạo cách
mạng thành công, song cách mạng thắng lợi lại nhờ một phần rất quan trọng bởi
sự tham gia tích cực, với tinh thần dũng cảm, kiên cường của đông đảo quần
chúng nhân dân. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò nòng cốt
trong việc tao ra các biến cố lịch sử (14-7-1789, 10-8-1792, 31-5 và 2-6-1793).
Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, cách mạng đã phát triển đi lên đỉnh cao
nhất của nó – nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobin (từ 2-6-1793 đến
27-7-1794).
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới, suốt thế kỷ XIX. Thông
qua các hành động chống lại trật tự thế giới mới, Cách mạng Pháp đã thức tỉnh
những lực lượng dân chủ và tiến bộ khắp các châu lục dũng cảm đứng dậy chống
lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống lại ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Chính vì vậy, đây là một cuộc cách mạng có ảnh hưởng sâu rộng, có ý nghĩa quốc
tế lớn lao. Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã được V.I. Lenin gọi là cuộc “Đại cách mạng”.
Quá trình thống nhất Đức là một sự
kiện lịch sử tiến bộ, vì nó mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Đức, đưa Đức lên hàng các quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần làm thay
đổi cán cân lực lượng ở châu Âu và thế giới trong những năm cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, con đường thống nhất “từ trên xuống” bằng các cuộc chiến tranh là phản dân chủ, phản
cách mạng. Kể từ sau năm 1871, nước Đức tư sản – Iunker luôn luôn là một thành
trì phản động, một nguồn gốc quan trọng nhất của chủ nghĩa quân phiệt xâm lược
hiếu chiến, một lò lửa của các cuộc chiến tranh thế giới sau này.
Cuộc Nội chiến 1861 - 1865 là cuộc
cách mạng giải phóng xã hội tiếp theo cuộc chiến tranh giành độc lập. Về bản
chất, nó là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ. Giai cấp tư
sản công nghiệp miền Bắc đã biết dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng
nhân dân để tiêu diệt chế độ nô lệ miền Nam, dọn đường cho công nghiệp tư bản
chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn; đồng thời còn đảm bảo cho sự thắng lợi của
con đường phát triển kiểu Mỹ trong nông nghiệp. Nhờ vậy, khoảng 30 năm sau cuộc
Nội chiến, nước Mỹ đã vượt các nước châu Âu, vươn lên đứng đầu thế giới về công
nghiệp.
Cuộc Minh Trị Duy tân là một mốc lớn
trong lịch sử Nhật Bản. Nó có tính chất, ý nghĩa của một cuộc Cách mạng tư sản,
bởi vì xóa bỏ những cản trở của chế độ phong kiến để xác lập chế độ tư bản chủ
nghĩa làm cho Nhật thoát khỏi vòng nô dịch của tư bản nước ngoài, rồi chuyển
lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa to lớn,
vì nó kết thúc nền thống trị hàng nghìn năm của chế độ quân chủ phong kiến, làm
cho tư tưởng dân chủ cách mạng thấm sâu vào nhân dân Trung Quốc. Tư tưởng Trung
Sơn và Cách mạng Tân Hợi cũng có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước châu Á.
của cách mạng tư sản
Các cuộc Cách mạng tư sản thời cận
đại đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo thế giới. Trước hết là xác lập quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho giai
cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra lực lượng
sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ trước gộp
lại. Không những vậy, nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước. Đó là một
bước tiến vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Các cuộc Cách mạng tư sản diễn ra
liên tiếp nhau, tạo thành chuỗi dây chuyền, cái sau kế tiếp cái trước, cái nọ
kế tiếp cái kia để cuối cùng thay đổi bề mặt hành tinh.
Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân
dân Nederland
vào thế kỷ XVI là cuộc cách mạng tư sản. Nó đã khai sinh ra nhà nước tư sản đầu
tiên trong lịch sử nhân loại. Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến. Mô hình nhà
nước này chứa đựng những dấu hiệu của một nền dân chủ đại nghị sau cuộc cách
mạng tư sản là một sự tiến bộ trong đời sống chính trị châu Âu khi đó. Mô hình
này đã ảnh hưởng đến tiến trình cách mạng tư sản Anh, sau đó cũng như thiết chế
nhà nước tư sản của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cuộc Cách mạng tư sản Anh thành công
đã có sức lan tỏa đối với lục địa châu Âu. Nó đã khai sinh ra chế độ dân chủ
dưới hình thức tam quyền phân lập. Đây là sự gợi ý thực tiễn cho Montesquieu
sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập. Mô hình nhà nước thời cận đại phỏng
theo nguyên tắc này là một sáng tạo vĩ đại của loài người lúc bấy giờ; Sự thành
công của Cách mạng tư sản là tiền đề thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp Anh.
Mà cuộc Cách mạng công nghiệp Anh lại ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thắng thế trên toàn thế giới.
Cuộc chiến tranh giành độc lập của
các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ với Bản Tuyên ngôn độc lập do T. Jefferson khởi
thảo, lần đầu tiên trên thế giới đưa ra quyền con người, là mẫu hình của bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp sau này. Tinh thần
của Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ latinh khiến
cho thế kỷ XIX, lục địa này bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh nhằm lật đổ
ách thống trị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dẫn đến sự ra đời nhiều quốc gia độc
lập. Hơn nữa, sau khi giành độc lập, các quốc gia thuộc khu vực Mỹ latinh đã mô
phỏng thể chế nhà nước cộng hòa của quốc gia láng giềng phía Bắc để xây dựng
đất nước.
Đại Cách mạng tư sản Pháp với các
đại diện tiêu biểu của Trào lưu Triết học Ánh sáng, như Montesquieu, Voltaire,
Rousseau, Diderot v.v.. trở thành bó đuốc soi đường không chỉ cho nhân dân Pháp
mà toàn thể nhân loại. Chính Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ được viết dưới
ánh sáng của các nhà tư tưởng Pháp. Sau đó, đến lượt mình, nó lại ảnh hưởng đến
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Những tư tưởng của Cách mạng Pháp
nêu trong văn kiện trên đã được dịch và in không những ở châu Âu mà cả ở châu
Mỹ, nhất là khu vực Mỹ latinh. Khắp nơi, Cách mạng Pháp đã thức tỉnh những lực
lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến chuyên chế đang kìm
hãm sự phát triển của xã hội. Cách mạng Pháp đã tác động mạnh mẽ đến nhiều nước
trên thế giới. Ở những nước mà chủ nghĩa tư bản đã có những bước phát triển
trong lòng xã hội phong kiến thì tác động mạnh mẽ và có kết quả rõ rệt. Ở những
nước chưa đủ điều kiện lật đổ chế độ phong kiến thì nó kích thích những lực
lượng tiến bộ thức tỉnh và giác ngộ.
Tại Bỉ, quốc gia láng giềng của
Pháp, là nơi chịu ảnh hưởng của cách mạng nhất và trực tiếp nhất. Mùa thu 1789,
ở đây phong trào giải phóng dân tộc chống ách thống trị của Áo đã mang tính
chất một cuộc Cách mạng tư sản. Cách mạng Bỉ không thành công, vì quần chúng
nhân dân, nhất là nông dân, không hăng hái tham gia.
Tại những quốc gia Tây Âu, một số
vùng của Đức, Cách mạng Pháp đã kích động phong trào chống phong kiến hoặc có
ảnh hưởng lớn lao về mặt tinh thần. Nông dân nhiều vùng ở Đức đã đứng lên bạo
động chống phong kiến, có nơi xảy ra vũ trang khởi nghĩa. Giới trí thức Đức
nhiệt liệt ca ngợi Cách mạng Pháp. Nhiều nhà thơ, nhà triết học, nhà sử học Đức
xem đây như một biến cố vĩ đại của thời đại.
Trong các nước của Đế chế Áo, Cách
mạng Pháp đã kích động phong trào giải phóng của những dân tộc bị thống trị
như, Hungari (ở đây phong trào mạnh lên trong những năm 1789-1794). Trí thức
tiến bộ Tiệp Khắc thức tỉnh, không cam tâm chịu để cho đế chế Áo nô dịch nhân
dân họ. Nhiều người đề xướng phong trào phục hưng Tiệp Khắc; hàng loạt tổ chức
được thành lập nhằm phát triển văn hóa dân tộc.
Ở Ba Lan, Italy , Hy Lạp…. Cách mạng Pháp cũng
có ảnh hưởng. Cách mạng Pháp tác động trực tiếp đến những giới tiến bộ và cả
đối với thế hệ sau.
Tại khu vực Mỹ latinh, do Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha thống trị, tin tức về Cách mạng Pháp bùng nổ và thắng lợi đã
tác động mạnh mẽ đến quần chúng nhân dân. Người da trắng, người da đỏ, người da
đen, người lai đều chịu ách thống trị của nước ngoài. Cùng với ảnh hưởng của
cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỷ
XVIII), Cách mạng Pháp đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mỹ
latinh, nhất là Nam Mỹ. Tư tưởng của nhà triết học Pháp được thanh niên tiến
bộ, như Simon Bolivar, Francisco de Miranda tiếp thu và nghiên cứu. Những thanh
niên tiến bộ này sẽ là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ
latinh vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX.
Cách mạng Pháp đã được những lãnh tụ
phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này hoan nghênh nhiệt liệt. Miranda (Venezuela ) từng
tham gia quân đội cách mạng Pháp và được phong sĩ quan cấp tướng. Không những
vậy, nó đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc ở những nước Nam Mỹ
trở nên chín muồi. Trong mấy chục năm đầu thế kỷ XIX, ở đây đã bùng nổ và thắng
lợi.
Những cuộc chiến tranh cách mạng mà
nước Pháp tiến hành đã truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ khắp châu Âu.
Sau cuộc đảo chính tháng Sương mù (1799), Napoleon Bonarpart thiết lập chế độ
độc tài quân sự, rồi lên ngôi hoàng đế và tiến hành chiến tranh xâm lược liên
miên cho đến khi bị sụp đổ. Những cuộc chiến tranh này một mặt kích thích tinh
thần dân tộc của những nước bị xâm lược (như Tây Ban Nha, Nga..); mặt khác về
khách quan đã góp phần truyền bá tư tưởng của Cách mạng Pháp và giáng cho chế
độ phong kiến lạc hậu những đòn chí tử. Hệ quả, suốt thế kỷ XIX, một loạt cách
mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và Mỹ latinh.
Công cuộc cải cách Minh Trị Duy tân
đã có ảnh hưởng tới các quốc gia châu Á mà trước hết là Trung Quốc, nơi được
xem thành trì vững chắc của chế độ phong kiến. Đúng 30 năm sau cải cách ở Nhật
Bản, một phong trào Duy tân đã bùng nổ ở Trung Quốc do Khang Hữu Vi và Lương
Khải Siêu lãnh đạo. Hai ông đã bắt chước mô hình Nhật Bản để tiến hành cải cách
dưới đấng Minh Quân, Quang Tự. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khách quan nên phong
trào Duy tân nhanh chóng thất bại.
Ở Việt Nam , công cuộc cải cách Nhật Bản đã
có ảnh hưởng tới phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Các sĩ
phu phong kiến, nhất là Phan Bội Châu đã hướng đến Nhật Bản với lòng ngưỡng
vọng sâu sắc. Chính Phan đã bỏ nhiều công sức để tìm con đường cứu nước tại xứ
sở Mặt trời mọc.
Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
có tiếng vang lớn đối với các quốc gia châu Á. Đối với Việt Nam, cách mạng Tân
Hợi với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đã khiến cho tư tưởng của Phan Bội
Châu có sự chuyển biến rõ rệt: từ quân chủ lập hiến sang chế độ cộng hòa.
Ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng tư
sản thật là lớn lao. Ngoài ý nghĩa to lớn của nó đối với sự phát triển của lịch
sử nhân loại và tầm vóc quốc tế thì Cách mạng tư sản là trường học vĩ đại đối
với nhân dân các nước, chuẩn bị cho họ những tri thức mới, tiến bộ để tiến lên
những nấc thang cao hơn. Chính sự giác ngộ của quần chúng nhân dân thông qua
Cách mạng tư sản đã làm tiền đề cho họ tiếp tục tiếp thu học thuyết kinh tế xã
hội của Mác – Lênin.
- Hạn chế của cách mạng tư sản
Bên cạnh những thành tựu đạt được
trong vấn đề dân tộc và dân chủ, Cách mạng tư sản còn bộc lộ nhiều hạn chế,
trước hết đa số quần chúng nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ cũng
như không được tham gia bàn bạc các công việc chung. Điều này được thể hiện qua
số người tham gia bầu cử, hoạt động chính trị quan trọng của nhà nước tư sản.
Tại Hà Lan, sau cuộc cách mạng, số người có đủ tư cách cử tri chỉ chiếm 0,2%
dân số. Ở nước Anh, con số này chỉ 3,6% (khoảng 50.000 người) vào thời điểm
cách mạng kết thúc [7]. Ở Mỹ,
sau cuộc Chiến tranh giành độc lập, dân số của quốc gia tư sản đầu tiên ở Tây
bán cầu có khoảng 3.000.000 người nhưng số cử tri tham gia bầu cử chỉ có
120.000 người. Đa phần nhân dân, chủ yếu người nô lệ da đen, người da đỏ, người
da trắng nghèo không hội đủ tư cách cử tri.
Ngay cả, đối với Cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII vốn được xem vĩ
đại nhất thời Cận đại song số lượng cử tri có đủ tư cách tham gia vào đời sống
chính trị đất nước không đáng kể. Điều này do chính quyền tư sản (phái Lập
hiến) đã ban hành đạo luật chia công dân nước Pháp dựa trên tiêu chí tài sản,
thành 2 loại “công dân tích cực” và “công dân tiêu cực” (22-12-1789) [8].
Ngoài hạn chế nêu trên, mỗi cuộc cách mạng tư sản đều tồn tại nhiều hạn
chế, như ở Nederland ,
các mạng chỉ giành được thắng lợi ở nửa nước. Tuy thành lập chính thể cộng hòa
nhưng người đứng đầu nhà nước vẫn nằm trong tay một dòng họ duy nhất – Orania,
nắm giữ chức vụ hết đời này sang đời khác trong một thời gian khá dài.
Ở Anh, tính bảo thủ của cách mạng tư sản Anh được thể hiện rõ nét qua
việc không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Trái lại, giai cấp tư sản
Anh sau khi giành được chính quyền thì đoạt luôn cả ruộng đất, nền sở hữu phong
kiến về ruộng đất chuyển sang nền đại sở hữu tư sản mà không về tay nông dân.
Về chính quyền, giai cấp tư sản cũng không dám duy trì nền cộng hòa mà phải
liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.
Ở Mỹ, sau cuộc chiến tranh giành độc lập, ruộng đất nằm trong tay tư sản
và chủ nô. Chế độ nô lệ không bị xóa bỏ. Việc duy trì chế độ nô lệ đồn điền đã
tác động rất lớn trong việc kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
nước Mỹ. Hệ quả của nó là dẫn đến việc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công
thương nghiệp miền Bắc và giới chủ đồn điền miền Nam. Cuộc đấu tranh đó đã kéo
dài gần một thế kỷ và kết thúc vào năm 1865 bằng thắng lợi của giai cấp tư sản
công thương nghiệp miền Bắc qua cuộc Nội chiến gay go, ác liệt.
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản
triệt để nhất thời cận đại nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế của nó. Là
cuộc cách mạng tư sản không hề có ý định tiêu diệt chế độ bóc lột nên cuộc cách
mạng tư sản Pháp vẫn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu mà tư hữu ở đây dành cho
giai cấp tư sản.
Riêng ở 3 nước: Đức, Italy
và Nhật, tính chất không triệt để của cách mạng tư sản được phản ánh qua việc
duy trì sự thống trị của giai cấp quý tộc phong kiến và những đặc quyền quý
tộc. Ở Nhật Bản đã không thủ tiêu ngay sở hữu phong kiến về ruộng đất để giải
phóng nông dân mà ngược lại mặc nhiên thừa nhận những quan hệ sở hữu ruộng đất
cũ ở nông thôn. Đây chính là điều làm cho nền công nghiệp của Nhật Bản không
theo kịp tiến độ của nền kinh tế công thương nghiệp. Hơn nửa, tính chất không
triệt để của cách mạng tư sản Nhật đã để lại cho nước Nhật những hậu quả làm
cho nước Nhật phát triển theo con đường đặc biệt để trở thành một nước đế quốc
phong kiến quân sự.
Ở Đức, sau cách mạng vẫn duy trì chế độ quân chủ và tàn dư phong kiến ở
nông thôn, bảo đảm địa vị thống trị của nhà nước quân chủ địa chủ quý tộc Phổ.
Con đường thống nhất đã đem lại kết quả tai hại đối với quần chúng nhân dân. Sự
thống nhất bằng con đường phản dân chủ “từ
trên xuống” đã là cho nước Đức trở thành dinh lũy phản động, là nguồn gốc
quan trọng nhất của chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và lò lửa của các cuộc chiến
tranh sau này.
Ở Italy ,
giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng không dám thật sự liên minh với giai
cấp nông dân mà lại liên minh với giai cấp quý tộc tư sản hóa. Phái tư sản tự
do luôn luôn tìm cách thỏa hiệp với bọn phong kiến lỗi thời và thế lực phản
động bên ngoài để hạn chế phong trào của nhân dân. Ngay những người dân chủ tư
sản cũng không triệt để giải quyết yêu cầu của quần chúng nhân dân về ruộng
đất, không cương quyết giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng và để mọi thành quả
cách mạng rơi vào tay phái tự do. Chính vì vậy, triều đại Savoir và liên minh
đại tư sản – quý tộc hóa do Victor Emmanuel và Cavour đại diện đã giành quyền
thống trị Italy, sớm chấm dứt tiến trình cách mạng, duy trì nhiều tàn tích phong
kiến trong chế độ kinh tế và chính trị ở Italy.
Ở Trung Quốc, cuộc cách mạng Tân Hợi vẫn còn hạn chế là do giai cấp tư
sản non yếu, dao động, thỏa hiệp với các lực lượng phản cách mạng. Đường lối,
chủ trương của Đồng minh hội còn thiếu chính xác, có những điểm mơ hồ chưa giải
quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. Lực lượng phản cách mạng còn
mạnh, chúng cấu kết với đế quốc để đàn áp cách mạng.
Có thể khẳng định rằng Cách mạng tư sản thời cận đại mang lại quyền lợi
cho một ít số người còn đại bộ phận quần chúng nhân dân, những người mà ngày
hôm qua vốn là đồng minh của giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng thì
quyền lợi của họ không được tính tới. Do đó, về nguyên tắc và bản chất, Cách
mạng tư sản khác hẳn cách mạng vô sản: sự phân biệt của hai loại cách mạng này
là “sợi chỉ đỏ xuyên qua thời đại”.
Bàn về các cuộc Cách mạng tư sản thời Cận đại, trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, lãnh tụ Hồ Chí Minh,
viết: “Cách mệnh tư bản, cách mệnh không
đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa” [9].
Chỉ có cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo mới đáp ứng được
nguyện vọng của đa số quần chúng lao động bị áp bức.
Do nhận thức được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường
cứu nước đúng cho dân tộc – không theo Cách mạng tư sản mà đi theo con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chúng ta
vững tin vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã xác định và kiên trì thực hiện đến
thắng lợi.
[1] C.
Mác và Ph. Ăng-ghen, “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản” trong Mác – Ăng-ghen, Tuyển
tập, T. 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr. 544.
[2] C.
Mác, “Giai cấp tư sản và phản cách mạng”
trong Mác và Ăng-ghen, Tuyển tập, T.1,
Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr. 654-655.
[3]
Dẫn theo Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Lịch sử thế giới cận đại, Quyển 1
(1640-1870), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971, tr.109.
[4] C.
Mác và Ph. Ăng-ghen, “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản” trong Mác – Ăng-ghen, Tuyển
tập, T. 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr. 544.
[5] C.
Mác, “Giai cấp tư sản và phản cách mạng”
trong Mác và Ăng-ghen, Tuyển tập, T.1,
Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr. 654-655.
[6]
Dẫn theo Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Lịch sử thế giới cận đại, Quyển 1
(1640-1870), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971, tr.109.
[7] Micheal
Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500
đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, tr.67.
[8] Theo đó, công dân tiêu cực là những
người không có đủ điều kiện đóng thuế bầu cử được quy định, do đó bị tước quyền
bầu cử và ứng cử; công dân tích cực là những người có đầy đủ điều kiện về tài
chính và có quyền đầu phiếu. Công dân tích cực lại được chia làm 3 loại: (1)
Quyền chọn cử tri thuộc về những người đàn ông từ 25 tuổi trở lên và đóng thuế trực
thu trị giá tối thiểu bằng ba ngày công ở địa phương; (2) Cử tri, tức là những
người bầu nghị sĩ, là những công dân nam đóng thuế trực thu tương đương 10 ngày
công; (3) Chỉ có những cử tri đóng một khoản tiền tương đương 54 livres và có
ruộng đất mới được ứng cử vào Quốc hội.
[9] Hồ Chí
Minh, Toàn tập (1925-1930), T.2, Nxb
Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.197.
No comments:
Post a Comment