Có thể nói rằng: mối quan hệ
giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch
sử, từ không hiểu biết lẫn nhau để rồi những cơ hội tốt đẹp bị bỏ
lỡ đến những năm tháng đối đầu trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn 21
năm và sau đó mới trở thành bạn bè, đối tác của nhau.
Nếu ta xem cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai quốc gia bằng cột mốc là vào năm 1787 giữa Hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh), con trai đầu của Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) với Thômát Giépphơsơn, tác giả bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Pháp là sự kiện khởi đầu cho quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ thì tính đến nay đã trải qua ròng rã 228 năm. Mối quan hệ tốt lành thật sự thân mật, gắn bó, đoàn kết cùng nhau và chung tay hợp tác để xây dựng, phát triển đất nước giữa hai quốc gia được xác định bằng cột mốc lịch sử đó là ngày 11 – 7- 1995, Tổng thống Bill Clintơn tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra một trang lịch sử mới giữa hai quốc gia, thời kỳ “cùng chung tay hợp tác”. Việt Nam – Hoa Kỳ thật sự vui mừng khi mối quan hệ này một lần nữa được nối liền lại và nhân dân hai nước nên đón nhận với tinh thần: “xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Để góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ từ cựu thù thành bạn bè đối tác toàn diện và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực trong thời gian vừa qua. Nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, trong bài viêt này sẽ cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ này.
Nếu ta xem cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai quốc gia bằng cột mốc là vào năm 1787 giữa Hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh), con trai đầu của Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) với Thômát Giépphơsơn, tác giả bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Pháp là sự kiện khởi đầu cho quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ thì tính đến nay đã trải qua ròng rã 228 năm. Mối quan hệ tốt lành thật sự thân mật, gắn bó, đoàn kết cùng nhau và chung tay hợp tác để xây dựng, phát triển đất nước giữa hai quốc gia được xác định bằng cột mốc lịch sử đó là ngày 11 – 7- 1995, Tổng thống Bill Clintơn tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra một trang lịch sử mới giữa hai quốc gia, thời kỳ “cùng chung tay hợp tác”. Việt Nam – Hoa Kỳ thật sự vui mừng khi mối quan hệ này một lần nữa được nối liền lại và nhân dân hai nước nên đón nhận với tinh thần: “xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Để góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ từ cựu thù thành bạn bè đối tác toàn diện và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực trong thời gian vừa qua. Nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, trong bài viêt này sẽ cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ này.
Sau khi lập quốc vào năm 1776, nước
Mỹ bị các cường quốc châu Âu, nhất là Anh, Pháp và Tây Ban Nha bao vây
cô lập trên trường quốc tế thông qua hệ thống các thuộc địa của
họ ở Tây bán cầu. Trước tình thế như vậy, trong thời gian nửa đầu
thế kỷ XIX, những người lãnh đạo chính phủ Mỹ mở cuộc đấu tranh
ngoại giao nhằm phá vỡ thế kìm kẹp đó. Thành quả của cuộc đấu
tranh này là lãnh thổ nước Mỹ mở rộng hơn rất nhiều so với trước1.
Và khu vực Đông Nam Á với vị trí hết sức quan trọng về chính trị,
kinh tế, văn hóa,…trong đó nổi bật hơn cả về vị trí địa – chiến
lược, địa – kinh tế là Việt Nam, nên từ rất sớm Mỹ đã muốn thiết
lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Tuy Mỹ rất có thiện chí trong
việc muốn thiết lập quan hệ với Việt Nam từ rất sớm nhưng do một số
điều kiện khách quan mà mối quan hệ bang giao này đã không được thực
hiện để rồi đi đến chiến tranh kéo dài hơn 21 năm đã gây nên sự tổn
thất nặng nề về người và vật chất không những đối với Mỹ mà còn
để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam mà ngày nay vẫn chưa có thể
khắc phục được những “ di sản” của chiến tranh để lại. “Sự can thiệp
của Mỹ vào chiến tranh Đông Dương được bắt đầu bằng việc “ủng hộ
Pháp trở lại thuộc địa cũ (năm 1949, sau thắng lợi của cách mạng
Trung Quốc); tiếp đó, cung cấp viện trợ cho Pháp, hòng ngăn chặn “làn
sóng đỏ” ở Đông Dương, và đặc biệt là bằng đội ngũ cố vấn quân sự
nằm ngay trong bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương”2.
Dù có được Mỹ tăng viện trợ
đô la và khí tài cũng như cố vấn quân sự thì cuối cùng Pháp cũng
thất bại và mưu đồ của Pháp đã bị chôn vùi tại trận Điện Biên Phủ
và đó cũng chính là những toan tính của Mỹ nhằm “nuôi dưỡng chiến
lược: hất cẳng Pháp để độc chiếm Việt Nam và các nước khác ở Đông
Dương nhằm biến những quốc gia này đi theo quỹ đạo của Mỹ”3. Điều đó
chứng tỏ rằng từ lâu Mỹ đã âm mưu tái chiếm lại Đông Dương và
đã chuẩn bị mọi tiềm lực để đặt sự thống trị ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 23 – 7 – 1954 khi hiệp định Giơnevơ ký kết chưa ráo mực, Đa – lét
đã tuyên bố: Từ nay trở đi chủ yếu không phải là phàn nàn về dĩ
vãng mà là lợi dụng những cơ hội này để đánh ra miền Bắc Việt Nam
đã bị mất sẽ mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng khắp Đông
Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương4. Để dễ dàng thực hiện mưu đồ của
mình, Mỹ đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, “nhưng thực tế đã
chứng minh rằng Diệm chỉ là một lá bài trong tay Mỹ, chỉ là một
thứ bù nhìn tạm thời đứng vững được nhờ thế lực quân sự, tiềm
tài, chính trị của Mỹ và được Mỹ sử dụng để thực hiện âm mưu hất
cẳng Pháp, xâm lược Việt Nam, mà Mỹ đã theo đuổi từ lâu”5. Khái quát
ý chí sắt đá chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu ra khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,
kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của tổ tiên từ
bao đời. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước bằng sự kiện là Hiệp định Pari được ký ngày 27 – 1 – 1973. Hiệp
định Pari 1973 có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cách mạng Việt
Nam. Việc thực hiện Hiệp định Pari đã góp phần quan trọng vào sự
nghiệp giải phóng miền Nam vào Xuân 1975.
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Việt Nam và
Hoa Kỳ bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, đất nước
thì Việt Nam đã muốn đặt quan hệ với Mỹ. Khoảng tháng 6 năm 1975,
Việt Nam có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp là muốn đặt quan
hệ tốt đẹp với Mỹ. Từ đó trở về sau hai bên đã những quan hệ dần
được cải thiện và đi đến những thỏa thuận quan trọng. Có thể nói
rằng, cựu Tổng thống Bill Clintơn người đã quyết định bãi bỏ lệnh
cấm vận đối với Việt Nam ngày 3 – 2 – 1994 và sau đó là tuyên bố
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 – 7 -1995. Tổng
thống Bill Clintơn là vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ sang thăm Việt
Nam, mở ra một cột mốc lịch sử mới cho tình hữu nghị và hợp tác
giữa hai nước. Sự kiện 11 – 7 – 1995 là một cột mốc lịch sử quan
trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước bởi đây là sự kiện vạch
mốc, phân kỳ lịch sử từ đối đầu sang đối tác của nhau. Ngày 11
(theo giờ Oasinhtơn), ngày 12 (theo giờ Hà Nội) tháng 7 năm 1995, Tổng
thống Bill Clitơn tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt Nam với
những lời như sau: “ Hôm nay tôi loan báo việc việc bình thường
hóa các quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đều dựa vào sự tiến bộ đạt
được về vấn đề nguời Mỹ bị mất tích trong khi làm nhiệm vụ
hay bị bắt làm tù binh. Năm ngoái tôi đã hủy bỏ lệnh cấm vận
buôn bán đối với Việt Nam để đáp lại sự hợp tác của họ, và nhằm
làm tăng cường sự nổ lực của chúng ta đảm bảo tìm kiếm hài cốt
của những người Mỹ bị mất tích và xác định số phận của những
người mà hài cốt của họ vẫn chưa tìm thấy”6. Nhân dịp kỷ niệm 239
năm Ngày Độc Lập của Mỹ và 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Hoa Kỳ do Đại sứ quán Mỹ tổ chức tối 2 – 7 – 2015 tại Hà Nội
với tư cách là một vị khách đặc biệt, Tổng thống Bill Clintơn
đã chia sẻ: Nhắc lại quá trình bình thường hóa 20 năm trước, cựu
Tổng thống Bill Clintơn khẳng định việc bình thường hóa quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ vừa mang ý nghĩa chính trị, nhưng đồng thời cũng hàn
gắn vết thương chiến tranh, tạo dựng mối quan hệ thiết thực. Theo ông,
20 năm trước đây khi nói đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
thực ra là một điều vô cùng khó khăn với những người thuộc thế hệ
ông, thế hệ mà gần như ai cũng biết một người nào đấy bị thương ở
chiến trường Việt Nam.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến
nay, hợp tác song phương này đã được mở rộng một cách vững chắc,
không chỉ trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại,
mà còn cả trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, văn hóa, giáo dục,
khoa học công nghệ,..Chuyến đi thăm Mỹ vào tháng 7 – 2013 của Chủ tích
nước Trương Tấn Sang là dấu mốc quan trọng, nâng cấp quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ lên mức “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership) với 9
vĩnh vực chủ yếu7
Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong an ninh – quốc phòng:
Hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực an
ninh – quốc phòng cũng có bước phát triển với việc trao đổi
nhiều đoàn các cấp, trong đó có các chuyến thăm lẫn nhau của
Bộ trưởng Quốc phòng và lãnh đạo cao nhất của ngành an ninh hai
nước, hợp tác cứu hộ, cứu nạn, đào tạo ngoại ngữ, chống khủng bố,
chống buôn bán ma túy, phụ nữ,..Đáp ứng nhu cầu tăng cường hiểu biết
lẫn nhau và gia tăng hợp tác hai bên, từ năm 2008, hai nước đã tiến
hành 3 phiên Đối thoại chính trị – an ninh – quốc phòng trao đổi
về quan hệ hai nước cũng như tình hình khu vực và quốc tế8.
Những năm gần đây, sau khi Trung Quốc tiến hành xây dựng công
trình trên đảo Vành Khăn (nơi tranh chấp chủ quyền giữa Philippin và
Trung Quốc), thái độ của Mỹ đã chuyển từ trung lập. Lo ngại về sự
trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc có thể thách thức
vị trí lãnh đạo của Mỹ trong tương lai nên một mặt, Mỹ chủ
trương lôi kéo và gia tăng tiếp xúc với Trung Quốc; mặt khác, Mỹ vẫn
triển khai chính sách cân bằng chiến lược ở khu vực để đề phòng
những bất trắc nếu chính sách can dự của Mỹ đối với Trung Quốc
không thành công9. Vì vậy, “họ cho rằng quan hệ với Việt Nam sẽ giúp
họ thực hiện chiến lược cân bằng lực lượng và bảo vệ được những
quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Ngoài ra, tạo dựng được chỗ đứng ở
Việt Nam sẽ giúp Mỹ không những phần nào kiềm chế được ý đồ bành
trướng của các nước khác lớn trong khu vực mà còn giúp Mỹ ở khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Hơn nữa thông qua quan hệ Việt Nam, Mỹ hi
vọng sẽ từng bước hướng Việt Nam đi theo con đường thị trường tự do,
từ đó tạo ra những thay đổi về chính trị ở Việt Nam”
Từ khi ông Barack Obama nắm chính quyền, Mỹ càng quan tâm đến khu
vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề biển Đông. Trước sự trỗi dậy của
Trung Quốc và sự đe dọa về hòa bình và an ninh khu vực, ảnh hưởng
đến lợi ích của Mỹ và đồng minh, chính quyền tổng thống Obama đã
thực hiện chiến lược ‘xoay trục” từ Đại Tây Dương sang châu Á – Thái
Bình Dương. Chiến lược ‘xoay trục” này không chỉ thể hiện qua việc bố
trí tới 60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, mà còn thể hiện qua việc thành lập một tổ chức thương
mại xuyên Thái Bình Dương - TTP (Trans – Pacific Partnership) với 10
nước (trong đó có Việt Nam) tham gia đàm phán, nhưng không có Trung
Quốc. Sáng kiến TTP của Mỹ cho thấy nước này muốn tạo ra một trạng
thái địa – kinh tế mới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có lợi
cho Mỹ và các đồng minh của họ; khẳng định vai trò nổi trội về kinh
tế của Mỹ với khu vực, bên cạnh vai trò đặc biệt của họ về an ninh.
Tại phiên họp DPD lần thứ ba, tháng 10/2013, hai bên đã ký kết Hiệp
định hợp tác tuần tra ven biển, theo đó phía Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam
trong công tác huấn luyện lực lượng tuẩn tra ven biển. Hiệp định này
rõ ràng có lợi cho cả Việt Nam và Mỹ nếu quy chiếu đến vấn đề hòa
bình và an ninh trên biển Đông. Chỉ hai tháng sau khi hai bên ký kết
hiệp định trên, tháng 12/2013, ngoại trưởng Mỹ, John Kerry đã sang thăm
Việt Nam, đề nghị hai bên tăng cường hợp tác về an ninh, kinh tế cũng
như quan hệ dân sự giữa hai nước, ngoài ra Việt Nam – Hoa Kỳ còn đạt
được nhiều chương trình hợp tác về lĩnh vực an ninh – quốc phòng
khác
Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội:
Sự thành công của hợp tác kinh tế hai nước
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt khi Hiệp định thương
mại song phương BTA có hiệu lực từ năm 2001 đã mang lại nhiều lợi ích
to lớn cho cả hai nước. Theo thông tin từ cả phía Việt Nam và Mỹ, chỉ sau 2
năm BTA có hiệu lực, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam
và vị trí này được duy trì cho tới tận ngày nay.
Từ chỗ chỉ đạt khoảng 400 triệu
đô la năm 1995 thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2009 đã đạt
15,6 tỷ USD (tăng hơn 30 lần), kể từ năm 2005, Mỹ đã vươn lên trở thành
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kể từ khi bình thường hóa
quan hệ, Mỹ và Việt Nam đã đặt các đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước và ký một
Hiệp định thương mại song phương. Washington đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các mối quan hệ thương mại và đầu
tư song phương giữa hai nước đã nở rộ kể từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương
mại năm 1994.
Tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham
gia đàm phán Hiệp định TPP- tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương .
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết FTA với 8 thành viên TPP trong các
FTA khác nhau, đánh dấu sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của
Việt Nam. Hiệp định TPP sẽ mở ra cho Việt Nam cơ hội tăng cường để
phát triển kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút được
nhiều vốn đầu tư hơn, trong đó Mỹ là đối tác đầy hấp dẫn của Việt
Nam. Việt Nam được coi là “một trong các đối tác mới” mà Mỹ quan tâm
trong chính sách “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương”- trụ cột
chính trong chính sách TBD của chính quyền B.Obama. Tổng vốn FDI của
Mỹ vào Việt Nam mới đạt 10,5 tỷ USD, đứng thứ 7 trong các quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 658 dự án10. Trong năm
2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,392 tỷ USD, nhập khẩu từ
Mỹ vào Việt Nam là 552 triệu USD , tổng kin ngạch xuất khẩu là 2,944
tỷ USD, Mỹ nhập siêu: - 1,840 tỷ USD; năm 2012, các số tương tự
là 20,266 tỷ, 4,623 tỷ, 24,900 tỷ, 14,0%, -15,642.611.
Đó là vài nét khái quát về sự hợp tác
giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế, vậy xã hội thì hai nước đã đạt
được những thành tựu như: Việc hai nước tuyên bố bình thường hóa quan
hệ ngoại giao mở màn cho việc thiết lập các mối quan hệ, hợp tác
đôi bên trên thực tiễn. Bước đi tiếp theo của quá trình này là chuyến
viếng thăm Việt Nam của ngoại trưởng Mỹ W. Christopher từ ngày
5-7/8/1995. Sứ mệnh quan trọng của ông W. Christopher trong chuyến công du
này là chủ trì lễ khai trương tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội và bàn
bạc với phía Việt Nam vấn đề POW/MIA. Đến tháng 10 cùng năm, ngoại
trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm đáp lễ tại
Washington. Trong các cuộc trao đổi, nếu như phía Mỹ thường nhấn mạnh
đến ưu tiên hàng đầu của họ là giải quyết vấn đề MIA thì phía Việt
Nam lại đề nghị việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại
song phương; MIA đối với phía Việt Nam chỉ là vấn đề nhân đạo. Đó là
những bước đi đầu tiên trong việc thiết lập mối quan hệ song phương
nhằm làm ổn định xã hội, từ đó trở về sau thì vấn đề xã hội
được hai quốc gia đều quan tâm. Tháng 8 - 2011, hai bên đã tiến hành 104
đợt tìm kiếm hỗn hợp, tiến hành 120 đợt trao trả hài cốt. Gần đây
phía Hoa Kỳ bắt đầu hỗ trợ kỹ thuật tìm kiếm bộ đội Việt Nam.
Trong khoảng thời gian gần đây Hoa Kỳ đều dành cho Việt Nam khoảng chi
viện lớn trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khẩn cấp về phòng
chống HIV/AIDS của Tổng thống Mỹ – chương trình PEPEAR.. Việt Nam cũng
chia sẻ những khó khăn mà chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đang phải
đối mặt với vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico thuộc bang Louisiana vào
tháng 4 – 2010. Mỹ cũng thực hiện chương trình Đối tác Thái
Bình Dương (31/5 – 12/6/2010) và Thiên thần Thái Bình Dương (8-18/5/2010)
tại Việt Nam, gồm các hoạt động chính như khám chữa bệnh cho các
bệnh nhân nghèo, hỗ trợ các máy móc và các thiết bị, dụng cụ y
tế,… ngoài ra còn có sự liên kết hợp tác với một sô thành phố ở
Việt Nam như Đà Nẵng là một ví dụ điển hình: tại Đà Nẵng đã
có nhiều tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ như Đông Tây Hội ngộ
(EMWF), Children of Vietnam (COV), Hands of Hope (HOP), Tầm nhìn thế giới
(World Concern) ,…trong năm 2008, viện trợ của các tổ chức quốc
tế của Mỹ cho Dad Nẵng là 80 tỷ đồng (tương đương
Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong lĩnh vực văn hóa giáo dục
Theo thống kê mới nhất của Viện giáo dục
quốc tế IIE, lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ năm học 2009 – 2010 lên
tới con số 690.923 người. Số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các
trường đại học, cao đẳng tại Hoa Kỳ trong năm học 2010 – 2011 tăng lên
13.112 người lên 14.888 người, tăng 13,5% so với trước và Việt Nam đứng
vị trí thứ 8 trong các quốc gia có số lượng sinh viên du học tại Hoa
Kỳ. Hoa Kỳ thật sự là vùng đất đầy triển vọng cho sự phát trieent
giáo dục ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra thì
một số trường ở Việt Nam có chương trình đào tạo giáo dục liên kết,
trao đổi chuyên môn với một số trường đại học của Hoa Kỳ như Đại học
Pittsburgh, Đại học Chicago, Đại học Riverside,...Hằng năm, SUNY Brockport
cử những sinh viên Mỹ đến Đà Nẵng để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch
sử văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, thể chế chính trị ở Việt Nam (mỗi
khóa 3 -4 tháng). Ngoài nghe các bài giảng, các sinh viên còn được
tham gia các sinh hoạt văn hóa, lễ hội, làm các hoạt động xã hội như
thăm, tặng quà và giúp đỡ các gia đình nạn nhân chất độc da
cam,…ngoài ra còn đi thăm quan các di tích văn hóa như Phố cổ Hội An
và các tỉnh khác. Dự án “Làng cầu vồng” do tổ chức Habitat tài trợ
hơn 100 tỷ USD nhằm mục tiêu giải quyết nhà ở, trường học và tạo ra
thu nhập cho các hộ dân sinh sống tại khu vực bãi rác của thành
phố Rạch Giá bị ô nhiễm. Đây chính là sự hợp tác về văn hóa, giáo
dục giữa hai quôc gia trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành
tự đáng kể, ngoài ra giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều
thành tựu trên các lĩnh vực khác như khoa học kỹ thuật, y học,….
Trong 20 năm qua, kể từ khi hai nước chính thức bình thường
hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt – Mỹ từ kẻ thù số một trong
quá khứ đã trở thành bạn bề đối tác của nhau, mối quan hệ này đã
không ngừng tăng cường và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực từ
an ninh- chính trị, kinh tế – xá hội cho đến văn hóa – giáo dục nhằm
mục đích về lợi ích quốc gia, và mang tínhchiến lược lâu dài đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Chắc chắn với những nền tảng và khuôn khổ
đã được thiết lập, có đủ cơ sở để tin rằng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có
những bước tiến xa hơn trong tương lai phù hợp với với xu thế phát triển trên
thế giới hiện nay, đó là hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển và cùng nhau
thịnh vượng.
Nguyễn Hữu Phúc, Lớp Sử 4c.
No comments:
Post a Comment