Thursday, December 10, 2015

Bài thu hoạch thực tế lịch sử các tỉnh phía Bắc

Bác Hồ ta đã có câu “Học đi đôi với hành”. “Học” là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lý luận. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức đã tiếp thu vào đời sống thực tế. Cho nên học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời.

Và trong học tập thì việc vận dụng giữa những kiến thức đã học vào thực tế lại càng quan trọng hơn, đặc biệt là trong học tập và giảng dạy môn Lịch sử. Với đặc thù bộ môn của chúng ta là học những sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã xảy ra trong quá khứ nên việc tiếp thu kiến thức trong sách vở và sau đó được đi thực tế, thăm các di tích lịch sử, các hiện vật thì sẽ giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn, và việc tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn.
Học kỳ II năm 3, chúng tôi có học phần thực tế lịch sử Việt Nam. Khoa đã tổ chức cho chúng tôi đi thực tế lịch sử Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc. Chuyến đi thực tế rất bổ ích đối với chúng tôi, qua chuyến đi tôi đã thu được nhiều kiến thức, chụp được nhiều hình ảnh tư liệu và đặc biệt tôi được tận mắt nhìn thấy những di tích lịch sử như nhà sàn của Bác, lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào… hay những hiện vật mà bình thường tôi chỉ được nhìn thấy trong sách vở. Sau chuyến đi này, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình. Và hơn hết đó là những kiến thức tôi được học trên sách vở bây giờ tôi đã trực tiếp nhìn thấy, sờ thấy.
Đối với việc học tập lịch sử thì đi thực tế có vai trò rất quan trọng, vừa cũng cố kiến thức đã học, cung cấp thêm kiến thức mới, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và qua đó cũng rèn luyện cho thêm nhiều kỹ năng. Với tầm quan trọng của việc đi thực tế lịch sử như vậy nên tôi hi vọng nhà trường và ban lãnh đạo khoa sẽ tổ chức nhiều dịp đi thực tế hơn nữa để cho việc học của sinh viên đạt hiệu quả cao 
NỘI DUNG
1.    Kế hoạch
Kế hoạch đi thực tế lịch sử Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc đã được các các thầy trong khoa phổ biến cho tôi trước đó hơn một tháng. Ngày 30 – 3 – 2014, các thầy dẫn đoàn đã có buổi gặp với 3 lớp năm 3 để phổ biến lịch trình, kế hoạch cụ thể của chuyến đi.
Các thầy cũng đã nhắc nhở chúng tôi cầm theo thẻ sinh viên, CMND, các vật dụng cần thiết... và nhắc chúng tôi sáng ngày 1 – 4 – 2014 có mặt lúc 6h00’ tại cổng 36.
Chuyến thực tế lần này của chúng tôi đi tới các địa điểm thuộc các tỉnh Huế à Nghệ An à Hà Nộià Phú Thọ à Tuyên Quang à Hà Tĩnh à Quảng Bình à Huế
Thời gian: 9 ngày 8 đêm (1 – 4 à 9 – 4 – 2014)
Thành phần: 3 thầy dẫn đoàn PGS.TS Đặng Văn Hồ, TS. Nguyễn Văn Hoa, TS. Nguyễn Tất Thắng và 149 sinh viên. Bên cạnh đó, còn có thầy Ths. Đỗ Mạnh Hùng và cô Ths. Lê Thị Quí Đức cùng tham gia chuyến đi với chúng tôi.
Sáng ngày 1 – 4 – 2014, đúng 6h00 chúng tôi có mặt tại cổng 36. Đúng 6h30’ đoàn chúng tôi xuất phát.Chuyến đi thực tế lịch sử Việt Nam tại các tỉnh phía bắc đã được chúng tôi chuẩn bị từ trước đó hơn một tháng. Và thời gian chúng tôi đi là từ ngày 1/4 đến 9/4/2014. Đúng 6h00’, chúng tôi có mặt tại cổng 36 của trường ĐHSP Huế, 6h30’ xe chúng tôi xuất phát, xe của tôi là xe số 2, gồm có 43 sinh viên của lớp Sử 3B và thầy giáo Th.s Đỗ Mạnh Hùng. Ngày đầu tiên chúng tôi sẽ đi từ Huế ra Vinh
Khoảng hơn 16h thì xe chúng tôi đến khách sạn Công đoàn Nghệ An – nơi chúng tôi sẽ chúng tôi sẽ nghĩ buổi tối.
Sau buổi tối nghĩ lại Vinh, sáng hôm sau đúng 7h00’ chúng tôi có mặt ở xe để đến thăm địa điểm đầu tiên trong chuyền hành trình thực tế, đó là quê ngoại và quê nội của Bác Hồ. Quê ngoại của Bác Hồ thuộc làng Hoàng Trù – xã Chung Cự (ngày nay là xã Kim Liên) – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, đây là nơi mà Bác đã cất tiếng khóc chào đời và gắn bó 5 năm tuổi thơ. Di tích Hoàng Trù nằm trong mãnh vườn khá rộng, khoảng 3500m, có 3 ngôi nhà: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường (ông ngoại Bác), ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.

Ngôi nhà tranh lớn 5 gian là tổ ấm của ông bà ngoại – cụ Hoàng Đường. Ông ngoại của Bác là cụ giáo Hoàng Phân Đường, làm nghề dạy học, là một thầy giáo giàu lòng thương người. Còn bà ngoại Bác là cụ Nguyễn Thị Kép, bà làm ruộng và dệt vải.
Ngôi nhà của cụ Hoàng Đương gồm có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực... Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thầy và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình.
 Nhà ông ngoại của Bác Hồ
Nhà của cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Bác
Cuối năm 1883, ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này. Ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng.
Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc. Đây cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà ngói 3 gian phía sau là nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân – dòng họ ngoại của ngoại của Bác, được cụ Hoàng Đường dựng lên năm 1881, thờ từ đời cố nội, sau khi ông bà ngoại cụ qua đời đây còn là nơi thờ tự ông bà ngoại Bác.
Ngôi nhà chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời
Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa.
Gian nhà 3 gian của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan
Bố mẹ Bác Hồ đã gắn bó ở ngồi nhà nhỏ 3 gian này 12 năm đầm ấp và hạnh phúc, cố nhà thơ Tố Hữu khi về thăm nơi đây đã rất xúc động viết nên hai vần thơ:      “Ba gian nhà trống nồm đưa võng                                                                        Một chiếc giường con chiếu mỏng manh”.
Hình ảnh nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc
Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quí của gia đình.
Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ. Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa.
Chiếc võng gai nơi Bác Hồ nằm ngủ lúc nhỏ

Chiếc giường tre trong nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Trên chiếc tre bé nhỏ, đơn sơ này, cụ Hoàng Thị Loan đã sinh cho dân tộc Việt Nam 3 người con yêu nước. Năm 1884, mẹ sinh người con gái đầu lòng cô Nguyễn Thị Thanh – chị của Bác, năm 1888, sinh anh trai của Bác là cậu Nguyễn Sinh Khiêm. Ngày 19 – 5 – 1890, chính trên chiếc giường đơn sơ này, Bác Hồ đã cất tiếng khóc chào đời và được ông ngoại và bố đặt tên là Nguyễn Sinh Cung.
Ngay từ bé, tại mảnh đất Hoàng Trù, Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần của ông bà ngoại, tình cảm thương yêu của cha mẹ đối với mình. Làng Hoàng Trù còn được biết tới là cái nôi của văn hóa xứ Nghệ, bởi vậy mà lời ru, câu hát quê hương đã theo Nguyễn Sinh Cung từ thuở lọt lòng cho tới trước lúc đi xa:       
À ơi, con ơi mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.
Cả một đời bôn ba lo việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân tới nhiều quốc gia, nhiều miền quê trên khắp đất nước Việt Nam này, thế nhưng Người chỉ có điều kiện trở về quê ngoại được một lần duy nhất. Đó là vào ngày 9/12/1961, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Người về lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách và lúc này Bác đã là một cụ già 71 tuổi Mọi kỷ vật trong ngôi nhà vẫn còn đó. Án thư nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dạy các con học, chiếc khung cửi - nơi người mẹ tảo tần cả đời vì chồng vì con Hoàng Thị Loan vẫn ngồi dệt vải, phản gỗ nơi các nhà nho yêu nước thường đến bàn chuyện thời cuộc nước nhà với cụ Nguyễn Sinh Sắc… tất cả còn nguyên vẹn với thời gian. Đặc biệt là chiếc rương gỗ vẫn ở nguyên vị trí mà trước đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung chập chững, vịn tay vào mép rương bước ra chỗ cha đọc sách.
Khi được về thăm quê ngoại của Bác Hồ là làng Hoàng Trù, tôi thực sự rất xúc động khi được xem lại những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Bác, hiểu rõ những năm tháng gia đình Bác sống ở đây như thế nào? Chính mãnh đất Hoàng Trù này đã sinh ra người anh hùng của dân tộc Việt Nam – Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Và khi trở về, tôi sẽ kể những câu chuyện, những điều tôi biết về quê ngoại của Bác cho gia đình và bạn bè tôi, để họ có thể biết được nhiều hơn về tuổi thơ của Bác tại mãnh đất Hoàng Trù này. Và sau này, ra trường đi dạy, tôi sẽ kể cho các thế hệ học trò của tôi, để các em có thể hiểu hơn về tuổi thơ của Bác, hiểu nhiều hơn về mãnh đất Hoàng Trù xứ Nghệ giàu truyền thống yêu nước này.
Quê nội Bác Hồ: Làng Sen – xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.
Sau khi thăm quê ngoại xong, chúng tôi lên xe đến thăm quê nội của Bác, đó là làng Sen, cách làng Hoàng Trù 2km. Cụm di tích làng Sen gồm có nhiều điểm di tích như: Giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà thờ họ Nguyễn Sinh… và đặc biệt là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác, do dân làng góp tiền của xây dựng để mừng ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dưới đây là một số hình ảnh ở cụm di tích làng Sen:
 Hình ảnh trên là con đường vào nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc, đó có một cái ao lớn, là ao sen. Nhưng lúc chúng tôi đến có lẽ là do thời tiết nên chưa có cây và hoa, có lẽ nó sẽ mọc lên và đưa hương thơm ngào ngạt vào mùa hè.
Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp.Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen vì lần đầu tiên trong làng có một người đổ cao. Cho nên nhân dân làng Sen người góp công, người góp của đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Còn ngồi nhà 3 gian là món quà của anh trai cùng cha khác mẹ Nguyên Sinh Thuyêt mừng em ngày đổ đạt. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại Làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906.
Cả hai nếp nhà đều thấp, khiêm nhường, và điển hình cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước - gắn liền với không gian khoáng đạt của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt bàn thờ mẹ Bác và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Cạnh bàn thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đặt tấm biển là món quà cao quý mà vua Thành Thái ban cho ông ngày đổ Phó bảng. Trên tấm biển có ghi 4 chữ “Ân – Tứ - Ninh – Gia” tức có nghĩa “Ơn của nhà vua ban về cho giai đình tốt”, món quà cao quý vua ban ông Sắc đã dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ người vợ hiền.
Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ là nơi cụ Phó bảng thường nằm đọc sách. Gian thứ năm kê bộ phản là nơi nghỉ của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ).
Dù đã đỗ đạt song gia đình cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần lớn các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng, những kỷ vật tới giờ được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một giai đoạn quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc đời Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi. Chính mãnh đất làng Sen quê nội này là nơi đã bước đầu giáo dục lòng yêu nước thương dân và ý chí giải phóng dân tộc của Bác. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc - bước tiền đề cho con đường cứu nước sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ ấm chén pha trà mà cụ Nguyễn Sinh Sắc dùng tiếp khách
Chum sành ở gian nhà 3 gian
Những năm tháng sống ở tại đây thì Bác thường gánh nước ở giếng Cốc đổ vào chiếc chum sành này.
Một số kỷ vật ở gian nhà 3 gian phía dưới
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình thì Bác đã trở về thăm lại quê nội 2 lần. Lần đầu tiên là năm 1957, lúc này gia đình người thân đã không còn ai nữa. Xa quê hương nhưng những kỷ niệm tuổi thơ thì vẫn không phai mờ trong trái tim của Bác. Lần thứ 2 cũng là lần cuối cùng Bác về thăm làng Sen quê nội là năm 1961.
Khoảng 10h30’ thì chúng tôi rời khỏi làng Sen quê nội của Bác Hồ, bước lên xe trở lại thành phố Vinh nhưng lòng tôi vẫn còn bồi hồi. Quê nội và quê ngoại của Bác là điểm đến đầu tiên trong chuyến hành trình thực tế, và chuyến thăm này thật sự ý nghĩa. Sau khi bước chân về tại mãnh đất Hoàng Trù và làng Sen, trực tiếp được đi trên mãnh đất giàu truyền thống yêu nước này, trực tiếp được nhìn những hiện vật và được nghe 2 cô thuyết minh tôi thật sự xúc động về tuổi thơ của Bác ở nơi đây, chính mãnh đất này, con người, tình làng nghĩa xóm ở nơi đây đã ươm mầm và nuôi lớn người lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức, nhiều hình ảnh tư liệu về cuộc đời của Bác ở quê nội và quê ngoại, nó sẽ là hành trang phục vụ cho công việc giảng dạy bộ môn Lịch sử của tôi sau này.
Đoàn chúng tôi dừng lại ăn trưa tại thành phố Vinh. Và sau đó tạm biệt thành phố Vinh chúng tôi lên đường ra Hà Nội. Sau khi dừng lại ăn tối ở Hà Nam thì đến khoảng 21h30’ chúng tôi đã có mặt tại Hà Nội, vì đến Hà Nội vào buổi đêm nên khung cảnh ở thủ đô thật đẹp, lung linh với nhiều nhà cao tầng và xe cộ tấp nập hơn ở Huế rất nhiều. Đêm ấy chúng tôi nghỉ chân tại nhà nghỉ Hội nông dân Việt Nam ở quận Cầu Giấy.
v  Ngày 3 – 4 – 2014: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khi di tích ở phủ chủ tịch và Văn Miếu Quốc Tử Giám
Sáng hôm sau, ngày 3 – 4 – 2014 đoàn chúng tôi đến thăm Lăng Bác và di tích ở phủ chủ tịch. Sáng nay, trời se lạnh, có mưa nhẹ, chúng tôi đã dậy từ 5h00’ và 5h30’ xe chúng tôi xuất phát và khi vừa đến bãi đổ xe thì chúng tôi cũng đến kịp giờ để dự lễ thượng cờ ở Lăng Bác
Hình ảnh lễ Thượng cờ ở Lăng Bác
Mặc dù trời có mưa nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến việc làm lễ, đứng trước Lăng Bác tôi thấy không khí thật trang nghiêm, tôn kính, tất cả mọi thứ đều diễn ra theo nghi thức một cách nề nếp, khuôn phép.
Và sau khi làm chúng tôi phải đợi một khoảng thời gian thì lúc đó mới được vào viếng Bác, chúng tôi tranh thủ chụp vài tấm hình lưu niệm tại đây.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịchLăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí MinhLăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi mà ngày 2 tháng 9 năm 1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Đến khoảng 7h30’ đoàn chúng tôi xếp thành 2 hàng và bắt đầu vào lăng viếng Bác Hồ. Cảm giác của tôi lúc này thực sự rất khó tả, xúc động bồi hồi, từ nhỏ thì tôi đã ước một lần được ra Hà Nội thăm Lăng Bác và hôm này nhờ có chuyến đi thực tế lịch sử Việt Nam tôi đã thực hiện được mong ước này. Khi bước vào Lăng tất cả mọi người đều im lặng, thành kính đứng trước đứng trước Bác – người cha già kính yêu  của dân tộc Việt Nam.
Sau khi vào Lăng viếng Bác xong chúng tôi đi thăm các địa điểm tham quan trong khu di tích Phủ Chủ tịch dưới sự chỉ dẫn của cô thuyết minh người Hà Nội.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969)Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Người đã qua đời.
Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hécta, trong đó diện tích được xếp hạng là 22.000 m², bao gồm 16 công trình, công trình đã tồn tại lâu nhất là hơn 100 năm và gần nhất là hơn 40 năm. Một số công trình có giá trị lớn trong khu di tích:
-         "Nhà sàn Bác Hồ": phục chế theo nhà sàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm 1969. Ngôi nhà sàn này được dựng lại theo nguyên mẫu năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Năm 1969, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mua gỗ về làm một ngôi nhà sàn đồng dạng dựng trên nền cũ tại Hà Nội, còn nhà sàn gốc được cất giữ bảo quản trong kho.
-         Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958. Sau khi chuyển về sống ở Nhà sàn, hàng ngày ông vẫn đến đây ăn cơm và sử dụng các phương tiện vệ sinh cá nhân.
-         Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968.
-         Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời.
-         Giàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách.
-         Nhà bếp A và nhà bếp B.
-         Nhà Thủ tướng.
-         Nhà ký sắc lệnh.
-         Đường Xoài: con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng.
-         "Đường mòn Bác Hồ": con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
-         "Ao cá Bác Hồ" với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây.
Phủ Chủ tịch tại Hà NộiViệt Nam là nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ chủ tịch, gần lăng Hồ Chí Minh và quảng trường Ba ĐìnhHà Nội. Đây cũng là nơi diễn ra lễ đón các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ đến thăm chính thức Việt Nam.
Hình ảnh Phủ Chủ tịch
Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã tiến hành xây dựng thành phố Hà Nội mới, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có trụ sở Phủ toàn quyền Đông Dương, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement Général de L'Indochine) do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực, tốn kém rất nhiều công sức và tiền của. Từ khi tòa nhà được hoàn thành đến ngày cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền Toàn quyền ở và làm việc. Tòa nhà là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí khác nhau. Theo thiết kế ban đầu dành cho phủ Toàn quyền Đông Dương, mặt bằng của tòa nhà được thiết kế đối xứng, có một khối lớn ở giữa và hai khối ở hai bên. Tòa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một tầng sát mái. Tầng đế là một tầng nửa hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá thường thấy trong kiến trúc cổ điển Pháp, đặt các phòng phục vụ; tầng hai vốn là phòng khách, phòng làm việc và phòng đại tiệc. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của toàn quyền. Giống nhiều kiến trúc thuộc địa Pháp cùng thời, nó có phong cách hoàn toàn Châu Âu. Yếu tố Việt Nam duy nhất trong khu vực là các cây xoài trồng ở vườn xung quanh. Trong 15 năm, từ năm 1945 đến năm 1969, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu trong nước và ngoài nước. Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đọc thơ chúc Tết đầu xuân nhân dịp năm mới.
Cây đa kiên trì tại khu di tích Phủ Chủ tịch
Hình ảnh cây đa kiên trì ở khu di tích Phủ Chủ tịch
Cây đa hơn 300 tuổi, đứng vững nhờ có 3 rễ cây kéo xuống mặt đất làm trụ vững cho cây. Phải mất 3 năm (1965 – 1968) thì mới kéo được rể đa đầu tiên xuống nên đất, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ thì các chiến sĩ đến báo công với Bác và Bác đã nói: “Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, nếu các chú đã có mục đích ắt sẽ thành công”, lấy ý nghĩa của câu nói của Bác, các chiến sĩ đã đặt rễ đa này là rể đa kiên trì. Và sau khi nghe câu chuyện này thì em càng thấm thía hơn về bài học kiên trì, nếu có mục đích, mơ ước gì chúng ta kiên trì cô gắng thì sẽ đạt được mục đích mà mình mong muốn.
Nhà 54
Ngôi nhà Bác Hồ đã ở từ 1954 – 1958
Nhà 54 là nhà một công nhân thợ điện phục vụ cho Pháp trước kia, ngôi nhà này đã gắn bó với Bác trong 4 năm, và sau khi sang nhà sàn thì một ngày 3 lần Bác đều sang đây ăn cơm và sinh hoạt chung.
Nhà sàn là di tích trung tâm trong khu di tích Phủ Chủ tịch, là nơi gắn bó với Bác 11 năm (1958 – 1969). Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bác với Bộ Chính trị và các vị lãnh đạo, nơi ra nhiều quyết định quan trọng của đất nước.
Ngôi nhà sàn Bác Hồ
Tác giả thiết kế ngôi nhà sàn của Bác là kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh (1908-1975). Công trình được bắt đầu từ năm 1957 và khánh thành ngày 17/5/1958 chào mừng ngày sinh nhật Bác (19/5). Ngôi nhà này được làm bằng gỗ theo mô hình nhà sàn của đồng bào ta ở miền núi phía Bắc Ngôi nhà sàn Bác Hồ nằm kế bên một ao cá rộng, xung quanh là khu vườn xum xuê cây trái, với rất nhiều loài cây quý hiếm mà nhân dân từ mọi miền trên đất nước gửi tặng. Ở nơi đây, Bác trồng cây, nuôi cá sau giờ làm việc như một người lao động bình thường.
Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Nhà sàn Bác Hồ là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê…
Nhà sàn Bác Hồ có tầng dưới là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường Ba Ðình lịch sử.

Phòng làm việc của Bác ở tầng 2
 Sau khi được đi thăm nhà sàn của Bác, nhìn thấy những kỷ vật gắn bó với cuộc sống đời thường của Bác, tôi càng yêu quý, kính trọng Bác nhiều hơn. Bác là người đứng đầu một đất nước nhưng có cuộc sống hết sức giản dị, mọi việc làm của Bác đều vì nước, vì dân, chưa một lần nào Bác vì chính bản thân mình. Qua đây tôi học hỏi được đức tính giản dị, chu đáo, luôn nghĩ cho mọi người của Bác Hồ.
Sau khi thăm những địa điểm trong khu di tích Phủ Chủ tịch đoàn chúng tôi được xem một đoạn video dài 16’ về những giây phút cuối cùng trước lúc Bác ra đi. Mặc dù đã được đọc nhiều sách, báo… nghe cô thầy mình kể nhưng khi được xem đoạn video này chúng tôi thực sự rất xúc động, không cầm nổi nước mắt của mình. Bác Hồ - người anh hùng của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của Bác sẽ mãi mãi còn trong trái tim của những người con đất Việt.
Trong quần thể di tích ở Phủ Chủ tịch, chúng tôi còn đến thăm chùa Một Cột
Chùa Một Cột hay chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, đây là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 1049, dưới đời vua Lê Thái Tông.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Sau khi thăm quan xong khu di tích ở Phủ Chủ tịch, chúng tôi đi bộ khoảng 2km để đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Cổng vào Văn Miếu
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.           Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông . Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
Năm 1076Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh TôngChu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu LêNho giáo rất thịnh hành. Năm 1762Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Khuê văn các do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn cho xây dựng vào năm 1805. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã
Khu nhà bia tiến sĩ gồm có 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Tấm bia sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm.

Sau khi đi qua nhà bia tiến sĩ và giếng thiên quang, chúng tôi tiến vào không gian thứ ba, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu đó là cửa Đại Thành và khu điện thờ.
Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng TửChu CôngTứ PhốiThất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn.
Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông.
Bái đường Văn Miếu
Một số hình ảnh hiện vật ở nhà Bái Đường
Phía sau cùng của khu di tích là Khu Khải Thánh. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Nơi đây thờ Khổng Tử và 4 học trò suất sắc nhất của ông.
Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999.
Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang nhà Hậu đường.
Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện.
Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc.
Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau. Là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho họccủa Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh TôngLý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Danh sư Chu Văn An                          Mô hình tổng thể Văn Miếu
Hình ảnh trên tầng 2 Hậu đường nhìn xuống
Sau khi đi thăm tổng thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, tôi thấy đây là một công trình được xây dựng từ lâu nhưng rất đồ sộ, thiêng liêng nhất là đối với chúng tôi hiện đang còn đi học, đường nét hoa văn của công trình mang dấu ấn cổ xưa, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính nơi đây là trường học đầu tiên của nước ta, là nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích, nhiều tư liệutại đây.
Rời Văn Miếu, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đi bộ 2km trở về Lăng Bác, lúc đó đã gần 11h30’. Chúng tôi ăn trưa và nghỉ chân một chút, trưa nay là bữa cơm đầu tiên chúng tôi ăn ở Hà Nội. Khoảng 13h30’, chúng tôi lên xe và tiếp tục cuộc hành trình của mình, điểm đến tiếp theo đó là Bảo tàng lịch sử quân sự.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong 6 bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội. Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ gần 16 vạn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 2 bảo vật quốc gia (Máy bay MIC21 số hiệu 5121 và xe tăng T54B số hiệu 843). Trong khuôn viên Bảo tàng còn có di tích Cột cờ Hà Nội, đây là di tích kiến trúc cổ độc đáo, đã được xếp hạng di tích kiến trúc lịch sử quốc gia năm 1990.

Tầng một của bảo tàng: Trong tầng một của khu bảo tàng có 3 gian phòng: Phòng đầu tiên nói về quân đội từ thời kỳ các vua Hùng đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Phòng ở giữa có tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các hình ảnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1945). Phòng cuối nói về các cuộc chiến đấu từ nhà Lý đến nhà Nguyễn.
Hiện vật trong phòng thứ nhất:
        Các hiện vật ở phòng cuối
 Lược đồ trận đánh trên sông Như Nguyệt chống quân Tống lần 2
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi bước vào bảo tàng đó là nhìn thấy trực tiếp những chiếc máy bay, xe tăng, xe bọc thép, pháo… của bộ đội ta được trưng bày ngoài trời. Mặc dù học lịch sử nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những chiếc máy bay, trực thăng to như thế này, bình thường tôi chỉ được nhìn thấy trong sách hay tivi mà thôi. Thật là vĩ đại, càng nhìn tôi càng cảm phục các thế hệ cha anh đã đi trước, họ đã dũng cảm, gan dạ chiến đấu vì độc lập, hòa bình cho dân tộc. Chúng tôi thật sự may mắn khi sinh ra thì đất nước đã hòa bình, độc lập.
Đúng 15h, đoàn chúng tôi rời bảo tàng trở về nhà nghỉ, kết thúc một ngày học tập. Hôm nay, thực sự là một ngày học tập rất có ý nghĩa, tuy hơi mệt một tí nhưng đổi lại tôi đã thu được nhiều bài học quý báu, nhiều kiến thức và nhiều tư liệu để phục vụ cho việc học sau này.
 Ngày 4 – 4 – 2014: Bảo tàng lịch sử quốc gia
Bảo tàng lịch sử quốc gia là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóalịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932.
Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng - cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến ngày nay. Với diện tích trưng bày gần 4.000 m2, với khoảng 10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử.
Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ hơn 150.000 tiêu bản hiện vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều sưu tập, hiện vật quý hiếm: Sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa Núi Đọ, Hòa Bình - Bắc Sơn, Sưu tập văn hóa Đông Sơn, Sưu tập gốm men cổ Việt Nam, Sưu tập điêu khắc đá Chămpa, Sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn, sưu tập hiện vật về các nhân vật cách mạng giai đoạn 1920- 1945, giai đoạn 1945- 1954, sưu tập hiện vật về Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, sưu tập hiện vật về Cách mạng Tháng Tám, sưu tập báo chí cách mạng, sưu tập truyền đơn bí mật, sưu tập cờ, sưu tập huân huy chương, sưu tập tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và thế giới tặng Chủ tịch Hổ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, sưu tập vũ khí tự tạo, sưu tập các kỷ vật của các Anh hùng, liệt sĩ…
          Ngày 5 – 4 – 2014 đoàn chúng tôi đi thăm Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
   Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về lĩnh vực dân tộc học của Việt Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nghiên cứu khoa học về các dân tộc Việt Nam, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử - văn hóa của các dân tộcÝ định xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được hình thành từ năm 1981. Ngày 14 tháng 12 năm 1987, công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật với diện tích xây dựng 2.500m² (1987), 9.500m² (1988) và toàn bộ 3,27 ha (1990). Ngày 24 tháng 10 năm 1995, Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức được thành lập. Bảo tàng khánh thành vào ngày 12 tháng 11 năm 1997.

Kiến trúc của bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính:
·   
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toàn nhà; 2 không gian giành cho các trưng bày nhất thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày

·   Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau.
·   Khu trưng bày Đông Nam Á: Khởi công xây dựng vào năm 2008           Một số hình ảnh ở bảo tàng dân tộc học
Ngoài ra là khu vực cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật...

Sau 3 ngày ở lại Hà Nội, đi thăm Lăng Bác, khu di tịch Phủ Chủ tịch. Sáng 6 – 4 – 2014, đoàn chúng tôi lên Tuyên Quang. Và tiện đường nên chúng tôi có ghé thăm Đền Hùng ở Phú Thọ.
Đền Hùng là thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịchHiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Cổng lên khu di tích Đền Hùng
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Tượng đài chiến thắng sông Lô
Thắng lợi trên mặt trận sông Lô đã làm nức lòng nhân dân cả nước. Khí thế hào hùng của dân tộc ta bật dậy, cổ vũ toàn dân ta quyết tâm kháng chiến thắng lợi. Thắng lợi này chẳng những đã góp phần bẻ gãy gọng kìm bao vây phía Tây căn cứ địa Việt Bắc của Pháp, mà còn tác động mạnh vào việc phá tan kế hoạch tấn công mùa đông của địch. Âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá vỡ căn cứ địa cách mạng Việt Bắc và tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến đã hoàn toàn bị sụp đổ. Sau chiến thắng sông Lô hàng loạt chiến thắng khác của quân và dân Việt Bắc nối tiếp nhau đã giáng cho kẻ thù những đòn chí tử. Cục diện chiến trường chuyển sang giai đoạn mới: Ta từ phòng ngự chuyển dần sang cầm cự và tích cực tổng phản công; địch lúng túng, bị động và thất bại.

Chiến thắng sông Lô khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh do Đảng ta chủ trương và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn. Đó còn là sự sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh của quân và dân ta, biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.
Chiến thắng sông Lô là chiến thắng đầu tiên của quân và dân Phú Thọ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954); đã gắn với những tên đất, tên làng như: Chí Đám, Sóc Đăng, Phan Lương, Khoan Bộ, Đoan Hùng... “Chiến thắng Đoan Hùng đã giành được thắng lợi: Tiêu diệt được nhiều địch, thu được nhiều vũ khí, tinh thần chiến đấu của bộ đội địa phương, dân quân du kích được nâng cao, dân chúng tin tưởng tiền đồ cuộc kháng chiến”.
Chiều đó, sau khi đi thăm tượng đài chiến thắng sông Lô, chúng tôi tiếp tục lên xe để lên Tuyên Quang. Khoảng hơn 4h00’ xe chúng tới nơi, tối đó chúng tôi nghỉ tại nhà khách công đoàn Tuyên Quang.
Ngày 7 – 4 – 2014, đoàn chúng tôi đi thăm khu di tích lịch sử Tân Trào với các địa điểm là Lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái.
Lán Nà Nưa ở lưng chừng khu rừng Nà Nưa. Rừng này nguyên có tên là Nà Nưa (tiếng Tày nghĩa là ruộng trên). Rừng Nà Nưa cách làng Tân Lập hơn 1 cây số về phía đông, dưới chân dãy núi Hồng. Dòng suối Khuôn Pén từ núi Khau Nhì chảy qua một mé rừng. Về đến Tân Trào, Bác Hồ ở trong làng với gia đình ông Nguyễn Tiến Sự chừng hơn một tuần. Sau đó Bác chuyển lên ở lán để giữ bí mật và tiện làm việc.  Đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Người nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Bác làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghịcán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập Khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đâyDưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng 
Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳquốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Sau khi đi thăm di tích Tân Trào thì khoảng 11h00’ chúng tôi trở về nhà khánh để nghỉ trưa, buổi chiều hôm đó chúng tôi được nghĩ. Để chuẩn bị cho ngày mai trở về Vinh.
Ngày 8 – 4 – 2014, hôm nay chúng tôi sẽ đi từ Tuyên Quang về Vinh, là một đoạn đường rất dài, buổi trưa chúng tôi có dừng lại ở Hà Nam ăn trưa.
Ngày 9 – 4 – 2014, hôm nay là ngày cuối cùng của chuyến đi thực tế, trên đường trở về Huế, chúng tôi có đi thăm Ngã Ba Đồng Lộc và Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngã Ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với của 10 nữ thanh niên xung phong trong chiến tranh Việt Nam. Ngã Ba Đống Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tĩnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trương Sơn, là giao điểm quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Đây là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh cho nên quân đội Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tê của miền Bắc vào cho chiến trường miền Nam.
Nơi đây có tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sữa đường thông xe. Tiểu đội 4 gồm 10 nữ thanh niên, từ 17 đến 24 tuổi. Trưa ngày 24 – 7 – 1968, như mọi ngày 10 cô gái ra lam nhiệm vụ. 16h30’, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô gái đang tránh bom. Tất cả các chị đều hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, còn nhiều ước mơ, khát vọng muốn đóng góp sức mình cho Tổ Quốc.
Mộ Đại Tướng Võ Nuyên Giáp
Sau khi rời Hà Tĩnh, chúng tôi tiến tới địa phận Quãng Bình và ở đó chúng tôi đã ghé vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp    
KẾT LUẬN
Bài thu hoạch trên đây chính là kết quả của chuyến đi thực tế lịch sử ở các tỉnh miền Bắc của tôi. Qua chuyến đi thực tế lần này, tôi đã được đến thăm nhiều di tích lịch sử, tận tay sờ vào các hiện vật điều mà trước giờ tôi chỉ biết được qua sách vở, báo chí, ti vi. Đây là lần đầu tiên tôi ra Bắc nên tôi đã được mở rộng tầm mắt của mình, thực sự đất nước Việt Nam mình rất đẹp, con người Việt Nam anh hùng và dũng cảm trong công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm.
Mỗi một điểm tham quan, học tập đều cho tôi nhiều kiến thức, hình ảnh tư liệu. Và mỗi một nơi tôi có một cảm xúc khác nhau, cảm thấy tự hào và kính phục những người đã đi trước đã xây dựng, bảo vệ đất nước Việt Nam. Ở Nghệ An, tôi đến thăm quê ngoại và quê nội của Bác Hồ, tôi thật sự xúc động khi xem lại những kỷ vật gắn liền với tuổi thơ của Bác, đơn sơ, mộc mạc, giản dị thôi nhưng chính mãnh đất đó đã ươm mầm và nuôi lớn Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi ra Hà Nội, ở lại đó 3 ngày, tôi được đi đến nhiều nơi nhưng có lẻ ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi đó là nhà sàn Bác Hồ. Ngôi nhà nhỏ, đơn sơ nằm khiêm tốn trong dưới những tán lá xanh trong khu vườn Phủ Chủ tịch, ngôi nhà là biểu tượng của phong cách và lối sống giản dị của Bác. Ở Hà Nội, tôi còn được đi tham quan bảo tàng lịch sử quân sự, bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng dân tộc học. Mỗi bảo tàng là một nguồn kiến thức vô tận, nguồn tư liệu vô cùng quý giá và ở đó cũng là minh chứng cho quá trình xây dựng đất nước từ thời Văn Lang, thấy nét truyền thống của 54 dân tộc…
Rời Hà Nội, chúng tôi đi Phú Thọ tham quan Đền Hùng. Đây là lần đầu tiên tôi được về đất tổ, về lại với cội nguồn của dân tộc ta, tôi càng biết ơn sâu sắc hơn công lao lập nước của các vị vua Hùng. Lên Tuyên Quang, tôi đi tham quan di tích lịch sử Tân Trào, tôi biết được nơi Bác đã làm việc và hoạt động ở Tuyên Quang, thấy được những khó khăn, vất vã của nhân dân ta trong những năm tháng kháng chiến, dù khó khắn đến đâu họ vẫn không nản chí, quyết tâm giành độc lập đến cùng để hôm nay chúng ta có được một đất nước hòa bình, độc lập, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi khi rời các điểm khảo sát, tham quan tôikhông khỏi để lại bao luyến tiếc trong 
lòng, vì thế  tôi thầm hứa với lòng mình là cố gắng học tập hết mình để có thể góp một phần công lao nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, hưa sẽ gìn giữ và phát triển hơn nữa những thành quả mà cha ông đi trước đã để lại cho chúng tôi.
Chính nhờ chuyến đi thực tế này, tôi đã thu được nhiều kiến thức, tư liệu cần thiết cho quá trình học tập và sau này ra đi dạy. Tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo và các bạn trong việc tổ chức lớp, dẫn đoàn, điều khiển một tập thể… các kỹ năng sư phạm của tôi được bồi dưỡng và vun đắp thêm. Qua chuyến đi, lớp chúng tôi cũng đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo nhà trường, ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo dẫn đoàn, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ để tôi có một chuyến đi thực tế thành công, bổ ích, lý thú.

No comments:

Post a Comment