Tuesday, December 22, 2015

NHỮNG PHẨM CHẤT CAO ĐẸP CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 – 12 – 1944, mà tiền thân của nó là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; lộc Văn Lùng  tức Văn Tiên làm quản lý.Từ đó đến nay trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn gian khổ trong chiến tranh, lẫn thời bình luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ vào ngày 22 – 12 -1964 “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội ta đã khẳng định rõ những phẩm chất cao quý, chức năng và nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam.
Trước hết là, lòng trung thành vô hạn với tổ quốc, hy sinh vì độc lâp tự do của dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
Từ khi ra đời đến nay, Quân đội ta luôn luôn thực hiện trọn vẹn chữ trung với nước, dù trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn thử thách. Đó là một phẩm chất cao quý của quân đội cách mạng, và cũng chỉ có các lực lượng vũ trang cách mạng mới có lòng trung thành vô hạn với lợi ích dân tộc. Ở mọi hoàn cảnh lịch sử, với các yêu cầu, nhiệm vụ của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta đã phát huy cao nhất lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, kiên định con đường phát triển mà dân tộc đã chọn. Ngay sau khi thành lập, Quân đội ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh thắng hai trận mở đầu ở Phay Khắt và Nà Ngần với súng kíp và gậy tầm vông để rồi từ đó dần phát triển, cùng dân tộc giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau đó cùng dân tộc đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hai kẻ thù có tiềm lực quân sự  mạnh nhất bấy giờ , làm cho nước nhà hoàn toàn thống nhất và tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó chứng minh rằng, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn luôn thấm nhuần sâu sắc các giá trị truyền thống của dân tộc, nhất là truyền thống đánh giặc giữ nước. Có thể nói, Quân đội ta từ dân tộc mà ra, hoà vào dân tộc, sát cánh cùng đại gia đình dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phẩm chất trung với nước, với dân tộc, cùng những đóng góp to lớn của quân đội vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của mối quan hệ máu thịt giữa dân tộc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự hình thành, phát triển phẩm chất trung với nước, với dân tộc đã giúp cho Quân đội ta không chỉ mang bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn mang đậm tính dân tộc.
Thứ hai, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, có thể nói là một trong những nguyên tắc cơ bản bất di, bất dịch đã trở thành truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam. 
Thực tiễn đã chứng minh trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo Đảng và Bác, sự nuôi dưỡng của nhân dân, thì quân đội ta ngày càng trưởng thành và hùng mạnh hơn. Đảng ta rất tự hào về quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng. Vì rằng, từ Đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh,Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đến Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh ngày nay, Quân đội ta luôn luôn trung thành sắt son với Đảng, là công cụ vũ trang, là lực lượng chính trị rất tin cậy của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong những hoàn cảnh khó khăn, toàn quân luôn luôn một ý chí ủng hộ và bảo vệ Đảng, thực hiện thắng lợi đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng, sẵn sàng chiến đấu cao để chặn đứng mọi âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch phá hoại Đảng và Nhà nước. Đó cũng là kết quả lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Điều đó được thể hiện trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn luôn một lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Mục tiêu cách mạng của Đảng, chính là mục tiêu chiến đấu của quân đội; bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chính là bản chất chính trị của quân đội, luôn thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng.

Thứ ba, luôn hiếu với dân.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, quân với dân như cá với nước. Trong suốt những cuộc kháng chiến của dân tộc thì quân đội ta luôn nhận được sự giúp đỡ, yêu thương đùm bọc của nhân dân. Không chỉ trong thời chiến mà ngày cả trong thời bình cũng vậy khi nhắc đến bộ đội thì nhân dân luôn tin yêu vui vẻ giúp đỡ mọi việc, đủ để thấy tình cảm của nhân dân ta đối với quân đội như thế nào. Vì sao nhân dân ta lại tin yêu bộ đội như vậy để trả lời cho câu hỏi này không khó bởi vì: Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược là một chứng minh hùng hồn cho sự tin yêu đó. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội còn thường xuyên tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, hết lòng giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hành động cùng ăn, cùng ở, cùng làm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã có tác dụng gắn bó Quân đội với nhân dân. Sự tham gia tích cực của quân đội vào nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, càng làm đẹp hơn, sâu sắc hơn truyền thống hiếu với dân.
Cuối cùng, quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta không thiếu những tấm gương anh dũng hy sinh thân mình để hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức, phục sự cho Tổ quốc như anh hùng: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu của quân đội nhân dân Việt Nam, hay anh hùng Phan Đình Dót lấy thân mình lấp lỗ châu mai để cho đồng đội tiến đánh đồi Him Lam được thuận lợi ... và nhiều tấm gương khác nữa. Sự dũng cảm hy sinh thân minh của các anh hùng nói riêng và quân đội Việt Nam nói chung là vô cùng to lớn, để đất nước ta có được như ngày hôm nay.
Tóm lại, đó là những phẩm chất tốt đẹp của quân đội ta mà thế hệ trẻ cần học tập và noi theo. Là thế hệ trẻ của đất nước để hướng tới ngày kỷ niệm 71 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam thì chúng ta hãy học tập và phát huy hơn nữa những truyền thống mà cha ông để lại, để khi nhắc đến dân tộc Việt Nam thì chúng ta luôn tự hào chúng ta là một dân tộc anh hùng, luôn có những anh hùng không kể thời bình hay thời chiến và anh húng trên tất cả các lĩnh vực
                                                                       VÕ THỊ ÁNH DIỆP
                                        SINH VIÊN LỚP SỬ 3A - KHOA LỊCH SỬ - ĐHSP HUẾ




CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG - MỘT TÊN TUỔI CÒN MÃI TRONG LÒNG NGƯỜI


Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông là một người học trò, người cộng sự thân thiết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, là một nhà chính trị xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo, văn hóa uyên bác. Ông có rất nhiều công lao to lớn  đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ta và bảo vệ. Xây dựng đất nước trong thời kì chiến tranh và đổi mới. Một con người có nhân cách lớn ,dù có rất nhiều công lao lớn với dân tộc, nhưng ông luôn sống giản dị, chân thành, ông có tấm lòng nhân ái, bao dung,vị tha, luôn được người dân và bạn bè Quốc tế yêu mến.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, một vùng đất giàu lòng yêu nước, nơi sản sinh ra biết bao nhiêu vị anh hùng của dân tộc ta.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Ông đã sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc, sớm giác ngộ cách mạng. Khi còn đi học  quê, ông đã biết đến Nguyễn Ái Quốc qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Tạp chí thư tín quốc tế.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh  mất. Năm1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với cố thủ tướng Võ Nguyên Giáp, gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ông là người có công lớn trong việc thành lập Mặt Trận Việt Minh ( tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam). Tham gia đào tạo cán bộ của Mặt trận Việt Minh, phụ trách báo Việt Nam độc lập, chỉ đạo xây dựng Khu giải phóng, chuẩn bị lực lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa; được Quốc dân đại hội Tân Trào cử làm Uỷ viên Thường trực Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khoá I bầu làm Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội.
Trước ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo kháng chiến  Nam Trung Bộ, được bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong những ngày công tác tại đây, Phạm Văn Đồng đã có những cống hiến to lớn và sáng tạo trong việc xây dựng vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú; chỉ đạo cuộc kháng chiến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phát triển mối quan hệ hợp tác, đoàn kết chiến đấu với lực lượng cách mạng các nước bạn Lào và Campuchia, xây dựng và củng cố căn cứ địa kháng chiến với khẩu hiệu Tự lực cánh sinh, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc trường kỳ kháng chiến.
Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Giơneve về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 21/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975): Trong  thời kì này ông đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho đất nước.
Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
     

Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Ông đã nhiều lần là trưởng đoàn đi thăm chính thức các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn, tham dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị Băng Đung (1955), Hội nghị cấp cao nhân dân các nước Đông Dương, nhiều hội nghị cấp cao các nước Phong trào không liên kết, Hội đồng tương trợ kinh tế và nhiều hội nghị quốc tế quan trọng khác,đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lập trường và quan điểm của ông luôn nhằm mục tiêu vì độc lập, chủ quyền, thống nhất Tổ quốc; vì hoà bình, hữu nghị và tiến bộ giữa các dân tộc theo tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Với những quan điểm có tính nguyên tắc, tài thuyết phục và tình cảm chân thành, trong các hoạt động ngoại giao, Ông đã nhận được những tình cảm thân thiết, sự kính trọng và cảm phục. Nhiều chính khách, bạn bè quốc tế nhận xét:  Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng "là một trong những nhân vật xuất sắc và có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam trong thế kỷ XX, nhờ những khả năng siêu phàm về ngoại giao cũng như uy tín, ảnh hưởng to lớn ở trong nước".
Với sự chỉ đạo của ông, chúng ta đã thành công trong việc đàm phán với Mĩ tại hiệp đinh Pari tại Pháp ( 1973). Giúp chúng ta ngày tiến gần hơn với thống nhất một nhà, Bắc Nam sum họp thành một nhà.
 Ông luôn có những chủ trương đúng đắn, đường lối sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của đế quốc Mĩ, toàn lực chi viện cho miền Nam: thuốc men, lương thực, thực phẩm, khí giới, nhân lực,...Đồng thời, đấu tranh bảo vệ miền Bắc trước sự tấn công, phá hoại của đế quốc Mĩ. Bên cạnh đó, ông còn đưa học sinh, sinh viên miền Nam vào miền Bắc để học tập trong điều kiện hết sức khó khăn. Ông luôn bình tĩnh, đưa ra những  chính sách đúng đắn, phù hợp, trước những khó khăn, tình huống bất ngờ, nước sôi lửa bỏng, muôn trùng khó khăn của đất nước.
            Đất nước thống nhất: Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta hoàn thành công cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì (1954-1975), đất nước thu về một mối, ông đã có những chính sách phù hợp, khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.

Tinh thần trách nhiệm cao trước những khó khăn, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ông nói: “Cần nói ngay về tính hiệu quả của Hội đồng Bộ trưởng, mà chủ yếu là hiệu quả công tác của đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ai ai cũng thấy trong nhiều năm, nhất là trong 10, 12 năm trở lại đây, chúng ta phải nhận với nhau là hiệu quả không tốt, hiệu quả thấp. Đó là điều cực kỳ đáng lo ngại bởi vì hiệu quả không tốt, hiệu quả thấp làm cho tình hình kinh tế - xã hội diễn biến như thế nào, đời sống của quần chúng nhân dân ra sao, chúng ta đều đã biết; các hiện tượng tiêu cực trong xã hội - xấu đến mức nào chúng ta cũng đều biết. Đây là điều làm tôi rất khổ tâm". Ông cho rằng: "Chúng ta đang đứng trước những thách thức. Tình hình kinh tế - xã hội như thế này là một thách thức. Tình hình quốc phòng, an ninh có phải là thách thức không? nếu nói “thách thức” thì cũng có thách thức. Còn tình hình đối ngoại có cái gì là thách thức không? Cũng có... Nếu chúng ta không suy nghĩ ngày đêm để phấn đấu cho nền kinh tế - xã hội có chuyển biến, có những bước phát triển để đời sống của nhân dân tốt hơn, đỡ khổ hơn, nếu chúng ta không làm như vậy, tôi nghĩ là chúng ta không xứng đáng”
Từ đó đã cho chúng ta thấy được nhiệt huyết, tấm lòng của ông trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước.Với những công lao to lớn với dân tộc, ông thể đòi hỏi những chế độ cao cấp, những nhu cầu riêng cho bản thân. Nhưng không, ông vẫn sống lối giản dị, ông cũng luôn sống như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, bữa cơm đạm bạc, những bộ quần áo cũ, mọi thứ không cần sang trọng cầu kì... không dành quyền lợi riêng cho mình. Luôn hỏi thăm mọi người xunh quanh, hết lòng với sự nghiệp xây dựng đất nước. Dù khi tuổi già, khi ốm đau bệnh tật, đôi mắt của ông, với cương vị của ông có thể ra nước ngoài chữa trị, nhưng ông  không đi, ông chỉ uống thuốc và duy trì.
Ông cũng rất coi trọng trồng người, đào tạo nhân tài của đất nước ta, ông đã có một câu nói luôn đi sâu mỗi người giáo viên và sinh viên sư phạm: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý”.

Các chiến sĩ bộ đội ngày nay cần phải học tập những đức tính giản dị, kiên trì, không tự phụ, kiêu ngạo, luôn không ngừng học tập, dùng sức trẻ. Trí tuệ của mình để giúp ít cho đất nước, nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ,luôn học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại của chúng ta.
                                                                        VÕ PHAN NHƯ QUỲNH
Sinh viên lớp sử 1A – Khoa Lịch Sử - ĐHSP Huế

TÍNH NHÂN NGHĨA CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM- KẾT TINH TÍNH NHÂN NGHĨA CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

Một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhân nghĩa của Khổng Tử xuất phát từ quan điểm: Nhân là yêu người. Nhưng để yêu người thực sự bằng lòng "Nhân" thì phải"hiểu người" .  Do đó, "Nhân" và "Nghĩa" lại có nội dung gần nhau. Vì nghĩa được nhấn mạnh là sự "cư xử cho thích hợp" – dựa trên việc "hiểu người”. .
Tư tưởng của Mạnh Tử về nhân nghĩa: Kế tục những tư tưởng của Khổng Tử về nhânnghĩa với tư cách là thực hiện lẽ công bằng thể hiện ở mối quan hệ của lòng nhân bên trong hướng ra thực hiện việc nghĩa nơi ngoài. Theo Mạnh Tử “nhân nghĩa là phẩm chất cần thiết cho tất cả mọi người và khi nó đã được ứng dụng vào việc trị nước sẽ trở thành nhân nghĩa”.

Nhân nghĩa theo quan niệm của Nguyễn Trãi chính là yên dân: Nhân nghĩa chi cử vụ tại an dân (Làm việc nhân nghĩa cốt để yên dân). Nhân nghĩa duy trì quốc thể an (Nhân nghĩa duy trì thế nước yên). Dân yên là dân yên ổn làm ăn, no ấm, không lầm than khổ cực. Thế nước yên là thế nước “yên vững” ( diện an), “ bốn biển từ nay yên tĩnh” “quốc gia trường cửu”, “non sông đẹp tươi”, “ thái bình muôn thưở”.
                   

    Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý sau những lần phản công của quân ta, quân địch thực sự bị dồn vào cảnh thế cùng lực kiệt, đến nỗi “các tướng tá phải than thở với nhau: “số quân đem đi 10 vạn, phu 20 vạn, nay đã chết mất quá nữa, số còn lại thì ốm đau, lương ăn đã cạn” [1, tr 67].
Nắm bắt được tình thế của giặc, Lý Thường Kiệt chủ động cho sứ “đi hòa”, nhằm mục đích mở cho địch một lối thoát trong danh dự và kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi cho ta. Như lời Lý Thường Kiệt: “dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu” [1, tr. 162]. Thế giặc lúc này như đói mà được cho ăn, khát mà có được nước uống, như giữa lúc chết đuối mà vớ được sào, như lời bình của các học giả nhà Tống: “May được lời giặc nói nhũn, liền nhân đó giảng hòa. Nếu không có lời quy thuận của giặc thì làm thế nào” [1, tr. 68]. Tuy vậy, để vớt vát phần nào thể diện nên Quách Quỳ nói rằng: “Ta không thể đạp đổ được sào huyệt của giặc (quân ta), bắt được Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) để báo mệnh triều đình. Tại trời vậy! Thôi đành liều một thân ta để cứu hơn 10 vạn nhân mạng” [1, tr. 68]. Vậy nên, chúng vội vàng chấp nhận giảng hòa, mong bảo toàn tính mạng.
                      

    Khi quân Mông – Nguyên tràn vào nước ta, chúng hăng say cướp phá nước ta, cho đào Chiêu Lăng, đốt cung điện. Vua tôi nhà Trần sống ngày lam lũ, cực khổ, bần cùng, dân đói rét, ly tán, nạn diệt vong đe doạ mà ngày đêm chẳng thể yên ổn được, vậy nên còn nỗi đau nào bằng. Thế nhưng, sau khi giành thắng lợi, không vì đánh được giặc mà nghĩ việc lớn đã hoàn thành, phải dụng tâm mà lo cho nghiệp lớn hơn, như lời vua Nhân Tông: “các ngươi quả biết rõ là giặc Hồ nhất định không dám lại xâm lấn nữa thì nói rõ cho trẫm biết” [2, tr. 317].
Vậy nên, nước ta lúc này bên trong thì sử dụng chính sách tù binh rất nhân đạo (chỉ trừng trị những tên tướng giặc tàn ác, có nhiều nợ máu với dân tộc), bên ngoài thì vua sai người đi sứ cầu hòa, xin theo lệ cống hiến như xưa và trả bớt tù binh về nước.
Đặc biệt, trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống chiến lược : “đánh vào lòng người” như đã nêu trong “Bình Ngô Sách”. Ông đã nhiều lần thay mặt cho Lê Lợi viết thư cho tướng Minh, nêu rõ sức mạnh đoàn kết của quân và dân ta và mâu thuẫn xâu xé nội bộ địch…vừa nêu rõ sự khó khăn tuyệt vọng, thất bại của địch, vừa chỉ ra lối thoát cho chúng và khẳng định ý chí kiên quyết tiêu diệt địch của quân và dân ta, lại vừa nêu rõ chính sách khoan hồng của dân tộc ta đối với hàng binh, tù binh…Kết quả là “thành giặc các nơi, mũi nhọn không dính máu mà tự mở”, hành vạn quân địch ra hàng. Khi ta hoàn toàn giải phóng đất nước, bao vây thành Đông Quan, Nguyễn Trãi thay mặt cho Lê Lợi gửi thư cho Vương Thông đề nghị giảng hòa, Vương Thông chấp nhận, buộc 10 vạn quân địch còn lại phải đầu hàng và được rút quân về nước…
Bài học đó được Đảng ta, Quân đội ta và nhân ta vận dụng và phát huy tính nhân nghĩa của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong tư tưởng nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh, đối với địch, dù họ là kẻ đi xâm lược, không phân biệt màu da hay quốc tịch, Hồ Chí Minh đều coi họ là con người. Theo Hồ Chí Minh, họ cũng có Tổ quốc, có cha, mẹ, có anh em và bạn bè, họ cũng muốn sống và phải được sống. Vì thế, đừng để họ phải chết uổng công, vô ích. Trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Ri-sớt Ních-xơn, Hồ Chí Minh chỉ ra: “Chiến tranh kéo dài làm cho nước Mỹ càng hao người tốn của. Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam vì chính sách của nhà cầm quyền Mỹ. Trong số 25.000 binh sĩ Mỹ bị Chính phủ Mỹ đưa sang tham chiến ở miền Nam, đã có hàng trăm người chết, hàng nghìn người bị thương. Tức là hàng trăm nghìn chị em phụ nữ Mỹ đã bị mất chồng, mất cha, mất con, hoặc mất người yêu!”[3;488].
Trong chiến tranh, phía ta và bên địch đều phải đổ máu, hy sinh. Ai chết cũng vậy, Người đều đau thương, xem đó là kết quả từ tội ác của những người chủ mưu gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa. Người cho rằng “máu nào cũng là máu, người nào cũng là người”, “những dòng máu đó đều quý như nhau”, nên đã là con người thì phải được bảo vệ. Bởi vậy, ngay trong tư tưởng và hành động, không ở đâu, chưa khi nào Người chủ trương “giết sạch, đốt sạch” để trả thù bọn thực dân, đế quốc, mà chỉ tỏ rõ quyết tâm: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
Đối với tù binh, hàng binh và những đối tượng có quan điểm và lợi ích đối lập với ta, Người luôn trân trọng phần thiện ở họ. Bằng nhiều cách, Người đã khai thác và tìm cách nhân lên tình người còn tiềm ẩn trong họ, giúp họ nhận ra lẽ phải để cải tà, quy chính. Nhờ độ lượng, vị tha, bằng những chủ trương, chính sách và cách xử lý “thấu lý, đạt tình”, Hồ Chí Minh đã tạo sức thuyết phục, cảm hóa đối với kẻ thù, đã thức tỉnh lương tri, quy tụ nhiều người lầm lỗi trở về với cách mạng, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Với lòng nhân ái, vị tha, Hồ Chí Minh luôn đề cao chính sách đối xử nhân đạo với tù, hàng binh và những người lầm lỗi đã có “thiện tâm”, “phục đức”. Người nhắc nhở quân và dân ta cần đối xử khoan hồng với tù, hàng binh. Người chỉ thị: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước”[3;29-30].Bản thân Người đã nhiều lần gặp gỡ tù binh, hàng binh, thăm hỏi gia đình, sức khỏe, sự đối đãi của phía ta đối với họ. Trong một bức thư gửi tới Người, 135 tù binh đã tỏ lòng “cảm kích sâu sắc trước tấm lòng độ lượng của Ngài đối với chúng tôi”.
              

Tư tưởng nhân văn, nhân đạo, khoan dung của Hồ Chí Minh với tù, hàng binh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vận dụng xuyên suốt trong các cuộc kháng chiến. Ngay sau Chiến dịch Biên giới (1950), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định ân xá, thả cả hai sĩ quan chỉ huy binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông, cùng hàng trăm tù binh của Pháp. Ngay trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 30-3-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thả 200 tù binh người Bắc Phi. Trong thư gửi cho những tù binh này, Người viết: "Tôi biết rằng, đó không phải lỗi của các bạn, các bạn đều là nạn nhân buộc phải cầm súng chiến đấu cho thực dân Pháp". Người còn viết: “Tôi nghĩ rằng, đến một ngày gần đây hai dân tộc Pháp-Việt có thể cùng cộng tác trong hòa bình và thân ái, để mưu cầu hạnh phúc cho hai dân tộc”. Hồ Chí Minh giải thích với tù binh: "Các ông biết chiến tranh là chiến tranh. Quân đội Việt Nam chỉ làm chiến tranh trong các trận đánh, sau trận đánh đối với quân đội bại trận, Quân đội Việt Nam coi các binh sĩ như người dân Pháp". Trong một lần đến thăm tù binh, Bác còn cởi cả áo khoác của mình cho một sĩ quan Pháp đang bị sốt rét...
Chính lòng nhân đạo, khoan dung của Hồ Chí Minh trong việc xác định đúng kẻ thù và đối đãi với tù binh, hàng binh và người lầm lỡ quay trở lại với nhân dân, với cách mạng, đã làm giảm đi nhiều tổn thất trong các cuộc chiến tranh, nhất là làm dịu mối hận thù giữa hai dân tộc, hai quốc gia đối địch trong chiến tranh. Cố Thủ tướng Ấn Độ P.J.Nê-ru từng viết: “Người (Hồ Chí Minh) là một con người của quần chúng, một lãnh tụ có sự kết hợp hiếm có giữa lòng khoan dung tột độ và ý chí nhất; xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào Người cũng là một nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta”.
Thực hiện tư tưởng của Người, lòng nhân đạo đối với tù binh, hàng binh địch được nhân dân ta vận dụng rất thành công trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tù binh và hàng binh Mỹ đều được đối xử rất nhân đạo, được giáo dục và trả về đoàn tụ cùng gia đình, có người sau này trở thành thượng nghị sĩ và Đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Nhiều tù binh có tình cảm tốt với nhân dân ta và chính họ đã bắc nhịp cầu nối lại tình đoàn kết giữa hai dân tộc, mở ra phương hướng hợp tác mới giữa hai quốc gia. Truyền thống đại nghĩa và nhân văn gắn liền với quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là thông điệp mà nhân dân ta muốn gửi tới các tổ chức và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới; đồng thời cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các thế lực thù địch có âm mưu chống phá công cuộc đổi mới trên đất nước ta, hoặc xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
            Tính nhân nghĩa từ lâu đã trở thành một đặc tính của dân tộc ta. Nó hình thành và phát triển cùng với quá trình tồn tại và phát triển của truyền thống đất nước. Trải qua nhiều thế hệ, nhiều biến cố, nhiều giai đoạn lịch sử, tính nhân nghĩa ấy ngày càng được sàng lọc, bồi đắp thêm. Ngày nay, việc nghiên cứu lối ứng xử của cha ông ta để đúc kết thành bài học là điều hết sức cần thiết. Đó là bài học về đức tính quý báu của dân tộc - bài học về tính nhân nghĩa.
                                                           LÊ VĂN VIỆN
          Sinh viên lớp sử 3C – Khoa Lịch Sử - ĐHSP huế

Chú thích:
(1)   Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí (2004), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
(2)   Ngô Sĩ Liên (2013), Đại Việt sử ký toàn thư(Bản dịch), NXB Thời đại, Hà Nội.
(3)    Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd.
(4)   Bài viết thầy Thái Quang Trung, Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sự kết tinh nghệ thuật quân sự Việt Nam thời trung đại trang 122 trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm chiến thắng Điện biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014)
(5)   Địa chỉ các trang web:


QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

  
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng quân sự chính quy của chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hằng năm. Quân kỳ của quân đội nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ “ Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái.
      Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Ngày 15/4/1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định sát nhập  Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15/5/1945, tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa, Thái Nguyên.
         Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

          Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
          Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Campuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Campuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.

            Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão. Quân đội cũng tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo cho 100.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật... để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc - Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu... Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Với sự phát triển kinh tế trong thập niên đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh và hiện đại hóa quân đội. Hiện đại hóa quân đội là tư tưởng chỉ đạo qua hai khóa Đại hội Đảng năm 2001-2006, 2006-2011. Từ năm 2012 đến năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành một trong 3 nước nhập khẩu vũ khí của Nga nhiều nhất. Là một thành viên của ASEAN, thực lực quân sự của Việt Nam được các nước trong ASEAN rất coi trọng. Hiện nay, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam chưa được hoàn thiện, nhưng phân tích kỹ thì trong Hải, Lục, Không quân Việt Nam vẫn có một số vũ khí "vượt trội".

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.
                                                                              BÙI THỊ DIỆU HIỀN
Sinh viên lớp sử 1A - Khoa Lịch sử - ĐHSP Huế

HƯỚNG ĐẾN KỈ NIỆM 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22-12-1944--22-12-2015)

Hướng đến kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2015), các bạn sinh viên Câu lạc bộ Sử học – Liên chi hội khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế, tham quan học tập – dâng hương tại khu di tích lịch sử Chín Hầm, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung (Nguyễn Huệ). Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa đối với các bạn sinh viên nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta; biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của Tổ Quốc, thống nhất nước nhà để cho hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình. Một số hình ảnh về hoạt động của các bạn sinh viên CLB Sử học:

Các bạn sinh viên dâng hương tại Nghĩa trang Liệt Sĩ thành phố Huế



Các bạn sinh viên dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế
 Làm vệ sinh tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế


 Chụp ảnh lưu niệm tại di tích lịch sử Chín Hầm


Lê Hồng Toan - Lớp Sử 4C

Sunday, December 20, 2015

MẪU GIÁO ÁN CHUẨN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY

  1. 1. GIÁO ÁN SỐ:............................. 
  2. Thời gian thực hiện:............................................. 
  3. Tên chương:......................................................... .............................................................................. Thực hiện ngày........tháng......năm............ TÊN BÀI: ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: ................................................................. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 
  4. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 
  5. I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:.............................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ 
  6. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIANHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
  7.  1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) .......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ........................................ 
  8. 2 Giảng bài mới ( Đề cương bài giảng) Mẫu số 5. Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH
  9. . ........................................ . .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... 
  10. 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài ......................................... ......................................... ........................................ ........................................ 
  11. 4 Hướng dẫn tự học ...................................................................... .................................................................... .................................................................... ..................................................................... 
  12. Nguồn tài liệu tham khảo ........................................................................................ ........................................................................................ ....................................................................................... 
  13. TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN 
  14. Ngày.....tháng ........năm........ 
  15. GIÁO VIÊN