Tuesday, December 22, 2015

CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG - MỘT TÊN TUỔI CÒN MÃI TRONG LÒNG NGƯỜI


Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông là một người học trò, người cộng sự thân thiết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, là một nhà chính trị xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo, văn hóa uyên bác. Ông có rất nhiều công lao to lớn  đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ta và bảo vệ. Xây dựng đất nước trong thời kì chiến tranh và đổi mới. Một con người có nhân cách lớn ,dù có rất nhiều công lao lớn với dân tộc, nhưng ông luôn sống giản dị, chân thành, ông có tấm lòng nhân ái, bao dung,vị tha, luôn được người dân và bạn bè Quốc tế yêu mến.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, một vùng đất giàu lòng yêu nước, nơi sản sinh ra biết bao nhiêu vị anh hùng của dân tộc ta.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Ông đã sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc, sớm giác ngộ cách mạng. Khi còn đi học  quê, ông đã biết đến Nguyễn Ái Quốc qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Tạp chí thư tín quốc tế.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh  mất. Năm1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với cố thủ tướng Võ Nguyên Giáp, gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ông là người có công lớn trong việc thành lập Mặt Trận Việt Minh ( tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam). Tham gia đào tạo cán bộ của Mặt trận Việt Minh, phụ trách báo Việt Nam độc lập, chỉ đạo xây dựng Khu giải phóng, chuẩn bị lực lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa; được Quốc dân đại hội Tân Trào cử làm Uỷ viên Thường trực Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khoá I bầu làm Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội.
Trước ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo kháng chiến  Nam Trung Bộ, được bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong những ngày công tác tại đây, Phạm Văn Đồng đã có những cống hiến to lớn và sáng tạo trong việc xây dựng vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú; chỉ đạo cuộc kháng chiến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phát triển mối quan hệ hợp tác, đoàn kết chiến đấu với lực lượng cách mạng các nước bạn Lào và Campuchia, xây dựng và củng cố căn cứ địa kháng chiến với khẩu hiệu Tự lực cánh sinh, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc trường kỳ kháng chiến.
Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Giơneve về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 21/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975): Trong  thời kì này ông đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho đất nước.
Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
     

Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Ông đã nhiều lần là trưởng đoàn đi thăm chính thức các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn, tham dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị Băng Đung (1955), Hội nghị cấp cao nhân dân các nước Đông Dương, nhiều hội nghị cấp cao các nước Phong trào không liên kết, Hội đồng tương trợ kinh tế và nhiều hội nghị quốc tế quan trọng khác,đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lập trường và quan điểm của ông luôn nhằm mục tiêu vì độc lập, chủ quyền, thống nhất Tổ quốc; vì hoà bình, hữu nghị và tiến bộ giữa các dân tộc theo tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Với những quan điểm có tính nguyên tắc, tài thuyết phục và tình cảm chân thành, trong các hoạt động ngoại giao, Ông đã nhận được những tình cảm thân thiết, sự kính trọng và cảm phục. Nhiều chính khách, bạn bè quốc tế nhận xét:  Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng "là một trong những nhân vật xuất sắc và có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam trong thế kỷ XX, nhờ những khả năng siêu phàm về ngoại giao cũng như uy tín, ảnh hưởng to lớn ở trong nước".
Với sự chỉ đạo của ông, chúng ta đã thành công trong việc đàm phán với Mĩ tại hiệp đinh Pari tại Pháp ( 1973). Giúp chúng ta ngày tiến gần hơn với thống nhất một nhà, Bắc Nam sum họp thành một nhà.
 Ông luôn có những chủ trương đúng đắn, đường lối sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của đế quốc Mĩ, toàn lực chi viện cho miền Nam: thuốc men, lương thực, thực phẩm, khí giới, nhân lực,...Đồng thời, đấu tranh bảo vệ miền Bắc trước sự tấn công, phá hoại của đế quốc Mĩ. Bên cạnh đó, ông còn đưa học sinh, sinh viên miền Nam vào miền Bắc để học tập trong điều kiện hết sức khó khăn. Ông luôn bình tĩnh, đưa ra những  chính sách đúng đắn, phù hợp, trước những khó khăn, tình huống bất ngờ, nước sôi lửa bỏng, muôn trùng khó khăn của đất nước.
            Đất nước thống nhất: Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta hoàn thành công cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì (1954-1975), đất nước thu về một mối, ông đã có những chính sách phù hợp, khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.

Tinh thần trách nhiệm cao trước những khó khăn, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ông nói: “Cần nói ngay về tính hiệu quả của Hội đồng Bộ trưởng, mà chủ yếu là hiệu quả công tác của đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ai ai cũng thấy trong nhiều năm, nhất là trong 10, 12 năm trở lại đây, chúng ta phải nhận với nhau là hiệu quả không tốt, hiệu quả thấp. Đó là điều cực kỳ đáng lo ngại bởi vì hiệu quả không tốt, hiệu quả thấp làm cho tình hình kinh tế - xã hội diễn biến như thế nào, đời sống của quần chúng nhân dân ra sao, chúng ta đều đã biết; các hiện tượng tiêu cực trong xã hội - xấu đến mức nào chúng ta cũng đều biết. Đây là điều làm tôi rất khổ tâm". Ông cho rằng: "Chúng ta đang đứng trước những thách thức. Tình hình kinh tế - xã hội như thế này là một thách thức. Tình hình quốc phòng, an ninh có phải là thách thức không? nếu nói “thách thức” thì cũng có thách thức. Còn tình hình đối ngoại có cái gì là thách thức không? Cũng có... Nếu chúng ta không suy nghĩ ngày đêm để phấn đấu cho nền kinh tế - xã hội có chuyển biến, có những bước phát triển để đời sống của nhân dân tốt hơn, đỡ khổ hơn, nếu chúng ta không làm như vậy, tôi nghĩ là chúng ta không xứng đáng”
Từ đó đã cho chúng ta thấy được nhiệt huyết, tấm lòng của ông trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước.Với những công lao to lớn với dân tộc, ông thể đòi hỏi những chế độ cao cấp, những nhu cầu riêng cho bản thân. Nhưng không, ông vẫn sống lối giản dị, ông cũng luôn sống như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, bữa cơm đạm bạc, những bộ quần áo cũ, mọi thứ không cần sang trọng cầu kì... không dành quyền lợi riêng cho mình. Luôn hỏi thăm mọi người xunh quanh, hết lòng với sự nghiệp xây dựng đất nước. Dù khi tuổi già, khi ốm đau bệnh tật, đôi mắt của ông, với cương vị của ông có thể ra nước ngoài chữa trị, nhưng ông  không đi, ông chỉ uống thuốc và duy trì.
Ông cũng rất coi trọng trồng người, đào tạo nhân tài của đất nước ta, ông đã có một câu nói luôn đi sâu mỗi người giáo viên và sinh viên sư phạm: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý”.

Các chiến sĩ bộ đội ngày nay cần phải học tập những đức tính giản dị, kiên trì, không tự phụ, kiêu ngạo, luôn không ngừng học tập, dùng sức trẻ. Trí tuệ của mình để giúp ít cho đất nước, nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ,luôn học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại của chúng ta.
                                                                        VÕ PHAN NHƯ QUỲNH
Sinh viên lớp sử 1A – Khoa Lịch Sử - ĐHSP Huế

No comments:

Post a Comment